Kiều, vì mình nghĩ đã 15 năm lưu lạc, phấn thải hương thừa không xứng đáng với người yêu nữa, nên quyết liệt từ chối sự tái hợp thành duyên chồng vợ với Kim Trọng, nhưng Kim Trọng vẫn quyết liệt, tha thiết... có câu:
Xưa nay trong đạo đàn bà
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường
Có khi biến có khi thường
Có quyền nào phải một đường chấp kinh
Như nàng lấy hiếu làm trinh
Bụi nào cho đục được mình ấy vay?
Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời
Hoa tàn mà lại thêm tươi
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa
Có điều chi nữa mà ngờ
Khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu?(câu 3115 đến 3126)
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường
Có khi biến có khi thường
Có quyền nào phải một đường chấp kinh
Như nàng lấy hiếu làm trinh
Bụi nào cho đục được mình ấy vay?
Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời
Hoa tàn mà lại thêm tươi
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa
Có điều chi nữa mà ngờ
Khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu?(câu 3115 đến 3126)
Chàng Tiêu (Tiêu Lang), người đời nhà Ðường, có người vợ rất đẹp tên Lục Châu. Nhà nghèo nên Lục Châu bị người bắt đem dâng cho Quách Tử Nghi, một trọng thần đương triều. Lục Châu trở thành một nàng hầu sủng ái của Quách Tử Nghi. Lòng thương nhớ vợ không nguôi, nhưng từ đó, chàng Tiêu trông thấy vợ lấy làm tủi thẹn cho phận mình rồi, cứ dửng dưng như khách qua đường.
Có chàng tên Thôi Giao học giỏi, thơ phú rất hay. Nhà nghèo nhưng Thôi cũng hào phóng phong lưu rất mực. Trong vùng có nàng họ Lương tên Bích Nga, sắc đẹp lộng lẫy, duyên dáng mặn mà. Cha mẹ mất sớm, nàng ở với người cô ruột. Trai tài gái sắc, Thôi Giao và Bích Nga gặp nhau rồi tha thiết yêu nhau, nhưng vì nghèo nên định một thời gian sẽ lo lắng xây dựng gia đình.
Nhưng thảm thay, mộng đẹp với một cuộc hôn nhân đơn giản chưa thành, mà nhà cô ngày càng sa sút. Cuối cùng, người cô phải bán Bích Nga làm nàng hầu cho một quan Liên soái là Vu Ðịch. Ðược một giai nhân trong vòng tay họ Vu rất mực yêu thương. Vu xuất 40 vạn đồng tiền và xây dựng một lầu đài cho người cô ở.
Thế lực và tiền tài đã chiếm mất người yêu, Thôi đau xót, từ đó như kẻ mất hồn. Suốt ngày, chàng ngơ ngẩn, đứng tựa bên cội cây ngoài dinh quan Liên soái, ngóng trông hình bóng người yêu xưa cho đỡ nhớ thương. Trên lầu, nàng họ Lương nhìn qua cửa sổ, thấy chàng Thôi buồn bã thẫn thờ mà ruột lòng như đứt đoạn.
Gặp tiết Hàn thực, nàng Lương có dịp ra ngoài dinh. Thấy chàng Thôi đứng bên cội liễu, hình vóc võ gầy, nàng Lương càng cảm động, ngồi trên kiệu mà khóc nức nở. Gặp nhau, nhìn nhau nhưng cả hai không dám mở lời, bốn mắt lã chã dòng châu. Thôi đau đớn làm 4 câu thơ:
Theo chân bao kẻ ngóp mùi hương
Tầm tã khăn the lệ mấy hàng
Một tới cửa hầu sâu tựa biển
Chàng Tiêu từ đó khách qua đường
Có kẻ ghét Thôi bắt được bài thơ ấy, muốn hại Thôi nên lòn bài thơ đặt trên bàn quan Liên soái. Họ Vu xem thấy lời đã hay ý lại nhã, đẫm vẻ ai oán não nùng, nên điều tra biết được, có chiều cảm động, liền cho lính tìm đòi chàng Thôi đến. Thôi hoảng sợ quá. Có người thương, xúi chàng đi trốn kẻo bị tai vạ. Nhưng Thôi không biết trốn đâu, đành phải đánh liều vào hầu, có chết đi âu cũng cam phận số.
Vừa gặp Thôi vào, Vu Ðịch liền cầm lấy tay chàng, nói:
- Câu "Một tới cửa hầu sâu tựa biển; chàng Tiêu từ đó khách qua đường", hẳn tiên sinh đau khổ lắm. Bốn mươi vạn đồng với một ngôi lầu kia có là bao mà tiên sinh nỡ tiếc lời thơ không sớm viết cho tôi biết. Kẻ này có hẹp hòi gì mà chẳng cho châu về Hợp phố.
- Câu "Một tới cửa hầu sâu tựa biển; chàng Tiêu từ đó khách qua đường", hẳn tiên sinh đau khổ lắm. Bốn mươi vạn đồng với một ngôi lầu kia có là bao mà tiên sinh nỡ tiếc lời thơ không sớm viết cho tôi biết. Kẻ này có hẹp hòi gì mà chẳng cho châu về Hợp phố.
Ðoạn, Vu Ðịch cho người đánh xe đưa nàng Bích Nga về với Thôi Giao để cùng vợ chồng sum họp. Vu Ðịch còn đem tặng nàng Lương tất cả những nữ trang đắt tiền đã sắm trước kia cho nàng.
Câu:
Một tới cửa hầu sâu tựa biển
Chàng Tiêu từ đó khách qua đường
nguyên Hán văn:
Hầu môn nhứt thập thâm như hải
Tùng thử Tiêu lang thị lộ nhân
Thôi Giao đã dùng điển Tiêu Lang (chàng Tiêu) trong bài thơ của mình.. khiến quan Liên soái Vu Ðịch động lòng.
Tchya (bút hiệu của Ðái Ðức Tuấn), một nhà thơ trữ tình của ta cũng có câu:
Ðỡ ly ân ái qua môi thắm
Uống chẳng vơi cho mới bẽ bàng
Khổ nhục mạnh thân vì bát gạo
Ðường tình kìa lại số Tiêu Lang
"Khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu", ý của Kim Trọng muốn nói Kiều từ chối kết thành chồng vợ với chàng, tức Kiều cố ý bắt buộc chàng phải hờ hững không nhận nàng nữa. Hay nói một cách khác, tại sao Kiều lại cố ý làm cho chàng phải coi nàng như chàng Tiêu nhìn vợ cũ quá hững hờ. Phải chăng như một nhà thơ đã nói:
Yêu ai lại phải hững hờ vì ai?
Xuất phát từ điển tích chàng Tiêu với nàng Lục Châu, lại tiếp qua truyện nàng Bích Nga với câu thơ của Thôi Giao "Tùng thử Tiêu lang thị lộ nhân" để chuyển thành câu "khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu", tác giả Truyện Kiều kết hai (tích và thơ) làm một để ý thêm mạnh bằng một câu thơ Nôm súc tích, ý nhị.
(THEO §IỂN TÍCH TRUYỆN KIỀU, NXB Ðồng Tháp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét