Thi hào Nguyễn Du khi viết "Truyện Kiều" đã định lấy hai tiếng "Ðoạn trường" đặt tên cho tác phẩm là "Ðoạn trường tân thanh", nên nhân đó đặt luôn ra những chữ "Sổ Ðoạn trường", "Số Ðoạn trường", "Tập Ðoạn trường", "Hội Ðoạn trường", "Khúc Ðoạn trường"... từ chỗ không mà làm ra có cho mặn mà, ly kỳ của truyện với một dụng ý thâm thuý đặc biệt. Ðếm kỹ, chúng ta thấy có 17 tiếng "Ðoạn trường" trong 17 câu- hơn tất cả những từ và những câu khác:
Mà xem trong sổ Ðoạn trường có tên
(câu 200)Ví đem vào tập Ðoạn trường
(câu 209)
Ðoạn trường là số thế nào
(câu 231)
(câu 231)
Ðoạn trường lại chọn mặt người vô duyên
(câu 818)
(câu 818)
Ðoạn trường thay lúc phân kỳ
(câu 869)
(câu 869)
Ðã toan trốn nợ Ðoạn trường được sao?
(câu 996)
(câu 996)
Xót người trong hội Ðoạn trường đòi cơn
(câu 1270)
(câu 1270)
Ðoạn trường lúc ấy nghĩ mà buồn tênh
(câu 1324)
(câu 1324)
Cuộc vui gẩy khúc Ðoạn trường ấy chi
(câu 1860)
(câu 1860)
Sụt sùi dở nỗi Ðoạn trường
(câu 1943)
(câu 1943)
Này thôi hết kiếp Ðoạn trường là đây
(câu 2622)
(câu 2622)
Kiếp sao rặt những Ðoạn trường thế thôi
(câu 2654)
(câu 2654)
Lại tìm những chốn Ðoạn trường mà đi
(câu 2666)
(câu 2666)
Ðoạn trường cho hết kiếp này mới thôi
(câu 2676)
(câu 2676)
Ðoạn trường sổ rút tên ra
(câu 2721)
(câu 2721)
Ðoạn trường thơ phải đưa mà trả nhau
(câu 2722)
(câu 2722)
Ðoạn trường tiếng ấy hại người bấy lâu
(câu 3212)
(câu 3212)
"Ðoạn trường" nghĩa đen là ruột đứt, chỉ sự đau đớn bi thảm cùng cực.
ở đất Vũ Bình thuộc địa phận phủ Ðịnh Châu tỉnh Phúc Kiến, có giống vượn đỏ như vang, nõn như tơ, xa trông lấp lánh rất đẹp. Có người thợ săn tên Trương Mậu Hiệp đánh bẫy bắt được vượn con nhưng không bắt được vượn mẹ. Biết vượn mẹ thương con nên đem vượn con ra làm mồi nhử để đánh bẫy. Vượn con kêu gào thảm thiết, nhưng vượn mẹ ở trên cây cứ từ cành này nhảy chuyền sang cành kia qua lại rối rít như con thoi tỏ vẻ muốn xuống cứu con, nhưng tinh khôn không xuống.
Người thợ săn họ Trương lấy roi quật vào vượn con, khiến nó kêu la thê thảm lên. Vượn mẹ trên cây cuống cuồng tuột xuống cứu con nhưng rồi lại trèo lên, cứ như vậy mãi. Có lúc lại ngồi trên cây nhìn xuống mặt mày buồn bã, kêu gào lên một giọng bi thảm rồi té xuống chết. Họ Trương đem về mổ thịt, thấy ruột của vượn mẹ đứt ra từng đoạn.
Trong bài "Trường hận ca" của Bạch Cư Dị, một thi hào đời nhà Ðường, diễn tả lại mối tình vương giả bi ai của vua Ðường Minh Hoàng với Dương Quý Phi bị loạn An Lộc Sơn, phải bỏ chạy vào đất Thục, quân sĩ nổi loạn giết anh của Dương Quý Phi là Dương Quốc Trung, lại còn kết án Dương Quý Phi gây cuộc bạo loạn nên buộc thắt cổ chết tại Mã Ngôi, có câu:
Thục giang thuỷ bích Thục sơn thanh
Thánh chúa triêu triêu mộ mộ tình
Hành cung kiến nguyệt thương tâm sắc
Dạ vũ vạn linh trường đoạn thanh
Tạm dịch:
Nước non Ba Thục xanh xanh biếc
Sớm tối nhà vua trĩ nhớ nhung
Quạnh quẽ hành cung trăng gợi thảm
Ðêm mưa chuông vẳng tiếng đau lòng
(Bản dịch của Yã Hạc và Trinh Nguyên)
"Tổng vịnh truyện Kiều" của Phạm Quý Thích, có câu:
Ðoạn trường mộng lý căn duyên liễu
Bạc mạng cầm chung oán hận trường
Thoát dịch:
Nửa giấc Ðoạn trường tan gối điệp
Một dây bạc mạng dứt cầm loan
Ðái Ðức Tuấn (bút hiệu Tchye), một nhà thơ trữ tình, cũng có những câu cực kỳ não nuột với thể thơ mới:
Hững hờ xách gói qua đường vậy
Còn biết làm sao với Ðoạn trường
Ðời tựa bánh xe lăn chuyển mãi
Phong trần chọn mặt khách tang thương
"Ðoạn trường": nỗi đau đớn quằn quại như đứt từng khúc ruột.
(Ðiển tích Truyện Kiều- NXB Ðồng Tháp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét