Giọng Kiều rền rĩ trướng loan
Nhà huyên chợt tỉnh hỏi cơn cớ gì?
"Cớ sao trằn trọc canh khuya
Màu hoa lê hãy dầm dề giọt mưa?"
Thưa rằng: "Chút phận ngây thơ
Dưỡng sinh đôi nợ tóc tơ chưa đền
Buổi ngày chơi mả Ðạm Tiên
Nhắp đi thoắt thấy ứng điềm chiêm bao
Ðoạn trường là sổ thế nào
Bài ra thế ấy vịnh vào thế kia
Cứ trong mộng triệu mà suy
Phận con thôi có ra gì mai sau!"
Dạy rằng: "Mộng triệu cứ đâu
Bỗng không mua não chuốc sầu nghĩ nao!"
Vâng lời khuyên giải thấp cao
Chưa xong điều nghĩ đã dào mạch Tương...
"Nhà huyên" chợt tỉnh hỏi cơn cớ gì?"
"Nhà huyên" tức là "huyên đường", là nhà trồng cây huyên, do phép chuyển nghĩa dùng để chỉ người mẹ. Có những câu:
"Nhà huyên" tức là "huyên đường", là nhà trồng cây huyên, do phép chuyển nghĩa dùng để chỉ người mẹ. Có những câu:
Ngoài thì chủ khách dập dìu
Một nhà huyên với một Kiều ở trong(Câu 873 đến 874)
Một nhà huyên với một Kiều ở trong(Câu 873 đến 874)
Thưa nhà huyên hết mọi tình
Nỗi chàng ở bạc nỗi mình chịu đen(câu 1607 đến 1608)
Nỗi chàng ở bạc nỗi mình chịu đen(câu 1607 đến 1608)
Xót thay huyên cỗi xuân già
Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi!(câu 2237 đến 2238)
Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi!(câu 2237 đến 2238)
Huyên là một giống cỏ, tục gọi là cây hiên (hoa gọi là hoa hiên hay Kim châm), còn có tiếng gọi văn vẻ "vong ưu thảo", cho rằng ăn nó giải được nỗi buồn phiền. Huyên được dùng để chỉ do chữ trong Kinh thi: "Yên đắc huyên thảo, ngôn thụ chi bối", nghĩa là: ước gì được cây hoa hiên trồng ở chái phía bắc (chỗ mẹ ở). Theo phương hướng kiến trúc Trung Hoa là chái nhà phía Bắc gọi là "bắc đường". Những việc tế tự lễ bái thì địa vị người mẹ ở bắc đường nên "bắc đường" chỉ chỗ ở của người mẹ; và ở bắc đường có trồng cỏ huyên nên gọi là "Huyên đường". Cỏ huyên có tên "Vong ưu thảo" nói lên vai trò của người mẹ đối với con, thường gần gũi bên con, an ủi vỗ về khi con có điều đau khổ.
Nghe mẹ khuyên, Kiều chưa biết nghĩ ra thế nào cho phải thì nước mắt lại dạt dào ra "Chưa xong điều nghĩ đã dào mạch Tương", "Mạch Tương" chỉ nước mắt.
Theo truyền thuyết đời Thượng cổ Trung Hoa, ông Thuấn họ Hữu Ngu vốn người hiền đức. Tương truyền mẹ ông nằm mộng thấy cầu vồng (cái xuống) xuất hiện, màu sắc rực rỡ rồi tượng thai. Nhưng mẹ mất sớm. Cha là Cổ Tẩu có vợ khác, sinh một con tên là Tượng. Cha và mẹ ghẻ cả Tượng đều ghét ông Thuấn. Nhiều lúc Cổ Tẩu nghe lời vợ, tìm cách mưu hại ông. Có lần bảo ông lên lợp chòi nhà, lại rút thang rồi phóng lửa đốt, ông sáng ý lột nón lá đội đầu cầm tay nhảy xuống, thoát nạn...
Ðày đoạ ông, Cổ Tẩu bảo ông đến cạnh núi lịch, cày vỡ đất để trồng lúa. Ông tuân theo lịnh cha. Nơi đây toàn đá sỏi, cỏ lác... sức ông có hạn, nhưng lòng hiếu đạo của ông cảm động lòng trời nên có voi ra cày giúp, chim từng bầy đáp xuống mổ bức cả cỏ, làm cho Cổ Tẩu không lấy cớ gì để làm tội ông. Ông không oán hận cha, mẹ ghẻ và em mà vẫn một lòng giữ đạo hiếu để. Do đó, dần dần ông cảm hoá được cả gia đình, bấy giờ cả cha, mẹ ghẻ và Tượng trở lại thương mến ông.
Vua Nghiêu (2357- 2257 trước Dương Lịch) có chín trai hai gái, muốn tìm người hiền đức để kế vị. Nghe ông Thuấn là bực đại hiền nên cho vời đến truyền ngôi và gả hai người con gái Nga Hoàng và Nữ Anh cho ông, tức Vua Thuấn hay Ðế Thuấn (2256- 2208)
Vua Thuấn là một người đức hạnh lại có tài trị nước. Cho nên từ quan lại đến dân chúng, mỗi đêm khi nghe gà gáy sáng là vội vàng thức dậy để làm điều lành (Thuấn chi đồ kê minh vi thiện). Ông dùng những người có tài ĐỨC NHƯ ÔNG VÕ, ÔNG TIẾT, ÔNG CAO DAO, ÔNG ÍCH, ông Khí... để trông coi mọi việc. Từ vua Nghiêu đến vua Thuấn, đời rất bình trị. Nhà nhà đều không cần đóng cửa, không trộm cướp, của đánh rơi ngoài đường không bị mất, trai gái đi đường có trật tự, trẻ kính già, già mến trẻ... Sử Trung Hoa gọi là thời đại Hoàng kim.
Vua Thuấn sai ông Võ trị thuỷ (đào kinh tháo nước lụt sông Hoàng Hà) thành công nên dân rất mang ơn. Cũng như vua Nghiêu, vua Thuấn không truyền ngôi cho con, thấy ông Võ có công và có đức nên truyền ngôi (2205- 2197 trước Dương lịch)
Vua Thuấn đi tuần thú đất Thương ngô ở miền sông Tương không may bị bịnh chết. Hai người vợ là Nga Hoàng và Nữ Anh đi tìm vua đến bên sông Tương, ngồi bên bờ sông khóc lóc thảm thiết rồi trầm mình dưới sông tự tử.
"Truyện Kiều", đoạn diễn tả khi Kiều bị Hoạn Thư, vợ của Thúc Sinh âm mưu bắt Kiều về làm hoa nô, rồi bắt buộc Kiều đánh đàn hầu tiệc trước mặt Thúc Sinh, khiến Thúc Sinh đau lòng, có câu:
Giọt châu lã chã khôn cầm
Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương!(câu 1857 đến 1858)
Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương!(câu 1857 đến 1858)
Trong tác phẩm "Bích Câu kỳ ngộ", tác giả Vô Danh, đoạn diễn tả Tú Uyên tương tư nàng Giáng Kiều, cũng có câu:
ỎI tai những tiếng đoạn trường
Lửa tình dễ nguội sóng Tương khôn hàn
Lửa tình dễ nguội sóng Tương khôn hàn
Mạch Tương, sông Tương, giọt Tương đều chỉ nước mắt cũng như "giọt châu" (giọt châu lã chã khôn cầm).
(Theo Ðiển tích Truyện Kiều- NXB Ðồng Tháp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét