Mã Giám Sinh nhìn thấy sắc đẹp của Kiều, hắn đã đánh giá cao:
Ðã nên quốc sắc thiên hương
Nụ cười này hẳn nghìn vàng chẳng ngoa(câu 825 và 826)
Nụ cười này hẳn nghìn vàng chẳng ngoa(câu 825 và 826)
"Một nụ cười nghìn vàng", chữ Hán là "nhất tiếu thiên kim". Vương Tăng Nhu vịnh nàng Sủng Cơ, có câu:
Tái cổ liên thành dịch
Nhứt tiểu thiên kim mãi
Tạm dịch
Nhìn lại nửa thành liền cũng chuyến
Một nụ cười nghìn vàng cũng mua
Lý Bạch, thi hào đời nhà Ðường cũng có câu: "Mỹ nhân nhất tiến hoán thiên kim" (nụ cười của người đẹp đổi ngàn vàng)
Nhà Châu, U Vương (781- 770 trước Dương Lịch) có Hoàng hậu tên Bao Tự (cũng có tên Bao Tỷ), người có sắc đẹp lộng lẫy, nhà Vua cực kỳ sủng ái. Có điều lạ, Bao Tự không bao giờ cười. Người đẹp mà cười tất nụ cười càng đẹp, càng duyên dáng thế nào, nên nhà Vua muốn nhìn được nụ cười ấy mới hỏi, thì nàng đáp:
- Tiện thiếp chẳng thiết gì cười. Hôm trước có người xé lụa, nghe tiếng cũng lấy làm vui
U Vương liền truyền lệnh cho viên quan giữ kho, mỗi ngày phải dưng vào cung 100 tấm lụa, rồi sai cung nữ đứng xé. Nhưng Bao Tự cũng chẳng cười. Vua hỏi:
- Sao trẫm không bao giờ được nhìn thấy nụ cười của ái khanh?
Bao Tự thản nhiên đáp:
- Tiện thiếp tính vốn ít cười. Tự nhiên như vậy
Nhà vua cười bảo:
- Trẫm sẽ có cách làm ái khanh cười!
Thế là Vua truyền lệnh cho các quan: ai có cách nào làm cho Hoàng hậu cười được thì sẽ trọng thưởng một nghìn lượng vàng. Bấy giờ có viên quan tên Quách Thạch Phủ bày mẹo:
- Tiên vương xưa có xây hơn hai mươi chòi canh (phong hoả đài) ở Ly Sơn, lại đặt mấy mươi cỗ trống to, phòng lúc có giặc sẽ nổi lửa trên chòi và đánh trống báo hiệu cho các chư hầu đem quân đến cứu. Ðã lâu rồi thiên hạ thái bình, không bao giờ đốt đến. Nay nhà vua muốn cho Hoàng hậu cười thì xin nhà vua hãy cùng Hoàng hậu ngự chơi Ly Sơn, rồi đến đêm nổi lửa đốt lên, bấy giờ chư hầu các nơi sẽ đem quân đổ đến. Hoàng hậu thấy chư hầu bị mắc lừa tất phải bật cười.
- Tiện thiếp chẳng thiết gì cười. Hôm trước có người xé lụa, nghe tiếng cũng lấy làm vui
U Vương liền truyền lệnh cho viên quan giữ kho, mỗi ngày phải dưng vào cung 100 tấm lụa, rồi sai cung nữ đứng xé. Nhưng Bao Tự cũng chẳng cười. Vua hỏi:
- Sao trẫm không bao giờ được nhìn thấy nụ cười của ái khanh?
Bao Tự thản nhiên đáp:
- Tiện thiếp tính vốn ít cười. Tự nhiên như vậy
Nhà vua cười bảo:
- Trẫm sẽ có cách làm ái khanh cười!
Thế là Vua truyền lệnh cho các quan: ai có cách nào làm cho Hoàng hậu cười được thì sẽ trọng thưởng một nghìn lượng vàng. Bấy giờ có viên quan tên Quách Thạch Phủ bày mẹo:
- Tiên vương xưa có xây hơn hai mươi chòi canh (phong hoả đài) ở Ly Sơn, lại đặt mấy mươi cỗ trống to, phòng lúc có giặc sẽ nổi lửa trên chòi và đánh trống báo hiệu cho các chư hầu đem quân đến cứu. Ðã lâu rồi thiên hạ thái bình, không bao giờ đốt đến. Nay nhà vua muốn cho Hoàng hậu cười thì xin nhà vua hãy cùng Hoàng hậu ngự chơi Ly Sơn, rồi đến đêm nổi lửa đốt lên, bấy giờ chư hầu các nơi sẽ đem quân đổ đến. Hoàng hậu thấy chư hầu bị mắc lừa tất phải bật cười.
U Vương khen phải, rồi cùng Bao Tự đến Ly Sơn bày tiệc ăn uống trên lầu cao, đoạn truyền cho người đốt lửa và nổi trống. Lửa đỏ ngất trời, tiếng trống hiệu ầm ầm như sấm.
Các trấn chư hầu tưởng kinh đô có loạn, vội sai tướng điều quân, suốt đêm kéo về cứu giá. Không thấy giặc giã đâu cả, chỉ thấy U Vương cùng Bao Tự đương say sưa chè chén bên cạnh bọn cung nữ hát múa, nhạc trỗi vang vầy. U Vương cho người ra bảo:
- Rất may là không có giặc giã gì. Vậy chẳng dám phiền đến các chư hầu.
Quân tướng các trấn chư hầu ngơ ngác, nhìn nhau rồi truyền cuốn cờ trở về. Bao Tự ngồi trên lầu nhìn thấy quân đội trùng trùng điệp điệp tất tả kéo đến, rồi lủi thủi kéo về thì lấy làm thích chí, vỗ tay cười. Nhìn nụ cười tươi tắn của Bao Tự, U Vương cực kỳ thống khoái, kêu lên:
- Một nụ cười của ái khanh thật đủ muôn vẻ đẹp.
U Vương liền truyền đem nghìn lượng vàng thưởng cho Quách Thạch Phủ.
Các trấn chư hầu tưởng kinh đô có loạn, vội sai tướng điều quân, suốt đêm kéo về cứu giá. Không thấy giặc giã đâu cả, chỉ thấy U Vương cùng Bao Tự đương say sưa chè chén bên cạnh bọn cung nữ hát múa, nhạc trỗi vang vầy. U Vương cho người ra bảo:
- Rất may là không có giặc giã gì. Vậy chẳng dám phiền đến các chư hầu.
Quân tướng các trấn chư hầu ngơ ngác, nhìn nhau rồi truyền cuốn cờ trở về. Bao Tự ngồi trên lầu nhìn thấy quân đội trùng trùng điệp điệp tất tả kéo đến, rồi lủi thủi kéo về thì lấy làm thích chí, vỗ tay cười. Nhìn nụ cười tươi tắn của Bao Tự, U Vương cực kỳ thống khoái, kêu lên:
- Một nụ cười của ái khanh thật đủ muôn vẻ đẹp.
U Vương liền truyền đem nghìn lượng vàng thưởng cho Quách Thạch Phủ.
Nhưng sau, quân Khuyển Nhung sang đánh phá, tiến đến Kiểu kinh (kinh đô nhà Châu), U Vương đại bại truyền đốt phong hoả ở Ly Sơn để cầu cứu. Các trấn chư hầu vì bị mắc lừa lần trước, cho là nhà vua và Hoàng hậu đang yến ẩm nên không đem quân cứu viện. U Vương bị chúa Khuyển Nhung bắt giết chết. Còn Bao Tự lại sa vào tay của chúa Khuyển Nhung. Nhưng cuối cùng, các trấn chư hầu xua quân phản công. Quân Khuyển Nhung đại bại. Chúa Khuyển Nhung bỏ chạy. Bao Tự không theo kịp, tự tử.
Nụ cười tuyệt đẹp giá trị đúng nghìn vàng.
Dám tốn nghìn vàng để mua một nụ cười đẹp của người con gái đẹp.
"Truyện Kiều" đoạn diễn tả tính ăn tiêu hoang phí của Thúc Sinh, một tên đi buôn, có câu:
Thúc Sinh quen thói bốc trời
Trăm nghìn đố một trận cười như không(câu 1303 và 1304)
Trăm nghìn đố một trận cười như không(câu 1303 và 1304)
Vì muốn nhìn nụ cười đẹp duyên dáng củamột giai nhân mới gây nên hậu quả tai hại, nhân đó bài hát của Lý Diên Niên, có câu:
Nhứt cố khuynh nhân thành
Tái cố khuynh nhân quốc(Một nhìn người nghiêng thành
Nhìn lại người nghiêng nước)
Có người sau đổi lại chữ "cố" ra chữ "tiếu" là "cười":
Nhứt tiếu khuynh nhân thành
Tái tiếu khuynh nhân quốc
Ðổi như thế cũng hợp, cũng hay
(theo Ðiển tích Văn học, NXB Ðồng Tháp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét