Nghe lời từ chối khéo léo có lý có nghĩa có tình của Kiều và bản thân cũng có chút tính tự trọng, Kim Trọng bỏ qua chuyện ái ân, chuyển sang xin Kiều đánh đàn cho nghe:
"Rằng: "Nghe nổi tiếng cầm đài
Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ"(Câu 463 và 464)
Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ"(Câu 463 và 464)
"Chung Kỳ" tức Chung Tử Kỳ, một người nghe tiếng đàn đoán được ý nghĩ của người gảy đàn.
Nguyễn Bá Nha, người đời nhà Tấn (265- 419) làm quan Thượng Ðại Phu, một hôm đi sứ nước Sở trở về đến sông Hán Dương. Nhằm đêm Trung Thu trăng thanh gió mát, ông bảo quân dừng thuyền lại để uống rượu thưởng trăng. Thừa hứng, Bá Nha đem đàn ra gảy. Nhưng bản đàn chưa dứt, dây đàn bỗng đứt. Bá Nha kinh ngạc, thầm nghĩ: "Chỗ này núi cao non thẳm sông dài, lẽ đâu có người biết nghe đàn làm cho dây đàn bật đứt. Hẳn đây có quân đạo tặc chăng?" Ðoạn truyền quân lên bờ tìm bắt. Bỗng có tiếng của một chàng trẻ tuổi vọng xuống:
- Xin đại nhân chớ nghi. Tôi là một kẻ tiều phu mộc mạc, thấy khúc đàn hay nên dừng chân nghe thử.
Bá Nha mỉm cười, bảo:
- Có lý đâu một tiều phu lại biết nghe đàn!
Chàng tiều phu đáp:
- Xin lỗi đại nhân! Ðại nhân nói như vậy chẳng là lầm lắm. Thánh nhân có nói: hễ trong nhà có quân tử thì ngoài cửa có quân tử đến. Nếu đại nhân khinh chỗ núi non rừng bụi không có người biết nghe đàn thì ở sông vắng đêm khuya này, chẳng lẽ có khách biết đàn!
Nghe có chiều hữu lý, nhưng Bá Nha lại hỏi:
- Người bảo nghe được đàn, vậy ta đàn bài gì vừa rồi?
- Dạ, đại nhân đàn bài đức Khổng Tử than tiếc thầy Nhan Hồi. Bài ấy như vầy:
- Xin đại nhân chớ nghi. Tôi là một kẻ tiều phu mộc mạc, thấy khúc đàn hay nên dừng chân nghe thử.
Bá Nha mỉm cười, bảo:
- Có lý đâu một tiều phu lại biết nghe đàn!
Chàng tiều phu đáp:
- Xin lỗi đại nhân! Ðại nhân nói như vậy chẳng là lầm lắm. Thánh nhân có nói: hễ trong nhà có quân tử thì ngoài cửa có quân tử đến. Nếu đại nhân khinh chỗ núi non rừng bụi không có người biết nghe đàn thì ở sông vắng đêm khuya này, chẳng lẽ có khách biết đàn!
Nghe có chiều hữu lý, nhưng Bá Nha lại hỏi:
- Người bảo nghe được đàn, vậy ta đàn bài gì vừa rồi?
- Dạ, đại nhân đàn bài đức Khổng Tử than tiếc thầy Nhan Hồi. Bài ấy như vầy:
"Khả tích Nhan Hồi mạng tảo vương
Giao nhân tư tưởng mẩn như sương
Chỉ nhân lậu hạng đơn biều lạc
Lưu đắc hiền danh vạn cổ dương"
Bá Nha cho là hay, mời khách xuống thuyền đàm đạo. Nhưng thấy khách là một chàng trai trẻ tuổi, quần bô áo vải thì có ý xem thường. Bá Nha không nói gì, ôm đàn sửa dây gảy một bản với một ý hướng thánh thót cao siêu. Bản đàn vừa dứt, chàng tiều phu cười nói:
- Hay, hay! ý đại nhân vọi vọi ở non cao (Nga nga hề chí tại cao sơn)
Bá Nha lại gảy một bản khác hướng về tình cảm mênh mang, khoáng đãng. Chàng tiều phu cười nói:
- Hay, hay! ý đại nhân cuộn cuộn nơi nước chảy (Nga nga hề chí tại lưu thuỷ)
Bá Nha bấy giờ lấy làm khâm phục, vội đứng dậy xốc áo xin lỗi và hỏi danh tánh. Chàng tiều phu xưng là họ Chung tên Tử Kỳ. Cả hai trở nên đôi bạn vong niên, chuyện trò lấy làm tương đắc. Bá Nha lại mời Tử Kỳ cùng theo mình về triều để hưởng cuộc sống giàu sang, Tử Kỳ bảo vì còn cha mẹ già, phận làm con phải lo phụng dưỡng, sớm thăm tối viếng.
Vì việc quan cần cấp, Bá Nha phải sớm về triều; lại ước hẹn với Tử Kỳ sang năm cũng ngày này tháng này Bá Nha sẽ đem thuyền đến rước cả gia quyến của Tử Kỳ về triều, vậy chàng hãy chờ đón tại đây. Ðoạn, hai người từ giã nhau.
- Hay, hay! ý đại nhân vọi vọi ở non cao (Nga nga hề chí tại cao sơn)
Bá Nha lại gảy một bản khác hướng về tình cảm mênh mang, khoáng đãng. Chàng tiều phu cười nói:
- Hay, hay! ý đại nhân cuộn cuộn nơi nước chảy (Nga nga hề chí tại lưu thuỷ)
Bá Nha bấy giờ lấy làm khâm phục, vội đứng dậy xốc áo xin lỗi và hỏi danh tánh. Chàng tiều phu xưng là họ Chung tên Tử Kỳ. Cả hai trở nên đôi bạn vong niên, chuyện trò lấy làm tương đắc. Bá Nha lại mời Tử Kỳ cùng theo mình về triều để hưởng cuộc sống giàu sang, Tử Kỳ bảo vì còn cha mẹ già, phận làm con phải lo phụng dưỡng, sớm thăm tối viếng.
Vì việc quan cần cấp, Bá Nha phải sớm về triều; lại ước hẹn với Tử Kỳ sang năm cũng ngày này tháng này Bá Nha sẽ đem thuyền đến rước cả gia quyến của Tử Kỳ về triều, vậy chàng hãy chờ đón tại đây. Ðoạn, hai người từ giã nhau.
Rồi mùa thu năm sau, Bá Nha dừng thuyền đến đón tại vàm sông Hán Dương bên cạnh núi Mã An. Chờ đợi mãi nhưng không thấy Tử Kỳ đến. Buồn bã, Bá Nha lại ôm đàn gảy. Tiếng đàn hôm nay sao ai oán não nùng. Lòng Bá Nha nghi hoặc một điểm bất thường xảy đến.
Sáng lại, Bá Nha lên bờ, lần bước thăm hỏi nhà Tử Kỳ. Ðến nơi mới hay Tử Kỳ vừa chết trong một cơn bạo bệnh sau một chiều mưa đốn củi trở về. Chung ông lại cho biết, trước khi chết, Tử Kỳ có trối phải chôn chàng ở mé sông Hán Dương, cạnh núi Mã An để chàng giữ lời hẹn với Bá Nha năm xưa là đến đó đón người.
Bá Nha liền tìm đến mộ Tử Kỳ, bày đồ tế lễ, rồi lấy đàn gảy một bài ai điếu và khóc lóc thảm thiết. Dứt bài, Bá Nha bèn đập đàn vào đá vỡ nát, thề trọn đời không đàn nữa vì đã hết bạn tri âm.
Khi nói bạn "tri âm" là người ta thường nhắc đến Bá Nha và Chung Tử Kỳ, hoặc ngược lại. Cũng như khi nói bạn "tri kỷ" là nhắc đến chuyện Quản Trọng và Bảo Thúc Nha.
Trong tác phẩm "Lục Vân Tiên" của cụ Nguyễn Ðình Chiểu, có câu:
"Than rằng lưu thuỷ cao sơn
Ngày nào nghe đặng tiếng đờn tri âm"
Ngày nào nghe đặng tiếng đờn tri âm"
Cổ thi cũng có câu: "Bất tích ca đã khổ đản thương tri âm hy" (Không tiếc người hát khó nhọc chỉ đau đớn ít người biết nghe)
Trong cuộc hội ngộ, đáp lời thương nhớ của Kim Trọng:
"Nàng rằng: Gío bắt mưa cầm
Ðã cam tệ với tri âm bầy chầy
Vắng nhà được bữa hôm nay
Lấy lòng gọi chút ra đây tạ lòng"(câu 385 đến 388)
Ðã cam tệ với tri âm bầy chầy
Vắng nhà được bữa hôm nay
Lấy lòng gọi chút ra đây tạ lòng"(câu 385 đến 388)
"Chung Kỳ", "tri âm", "lưu thuỷ cao sơn" đều do điển tích trên, ý biết được tiếng đàn tức hiểu tiếng lòng của nhau.
Kim Trọng tự nhận mình là Chung Kỳ và tôn Kiều là Bá Nha vừa đề cao tình nhân mà cũng vừa đề cao mình, có ý kéo dài cuộc hội ngộ... vì là bạn tri âm thì câu chuyện càng tâm đắc, ý không bao giờ cạn, lời không bao giờ hết. Tình yêu say đắm sinh ra một nghệ thuật cao. Nhưng ở đây cũng cần nói thêm về "nghệ thuật cao" này.
Tại sao mới qua vài lời khuyên từ khước của Kiều gồm có 4 câu, nàng rằng:
"... Hồng diệp xích thằng,
Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri
Ðừng điều nguyệt nọ hoa kia
Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai"
(Câu 459 đến 462)
Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri
Ðừng điều nguyệt nọ hoa kia
Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai"
(Câu 459 đến 462)
thì chàng Kim đa tình hiếu sắc lại vội chuyển ngay (hay đánh trống lảng), xin Kiều đánh đàn cho nghe vì biết Kiều có tài về âm nhạc:
"Rằng: Nghe nổi tiếng cầm đài
Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ"
Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ"
Ðạo Nho cho rằng: tâm tính con người vốn do trời phú cho, nhưng tình dục thì do sự cảm xúc với ngoại vật mà thành nên. Nhạc với lòng người vốn cảm hoá lẫn nhau, vì lẽ lòng người cảm xúc ngoại cảnh mà thành ra tiếng nhạc, và tiếng nhạc cảm lòng người rồi khiến lòng người theo tiếng nhạc mà biến đi. Cho nên tác dụng của nhạc là cốt hoà thanh âm cho tao nhã để đi dưỡng tính tình. Khổng Tử nói: "Xét cho cùng các lẽ về nhạc để tự lòng người thì lòng giản dị chính trực từ ái thành tín tự nhiên phơi phới mà sinh ra" ("Trí nhạc dĩ tự tâm, tắc dị trực từ lượng chi tâm du du nhiên sinh hĩ"- Lễ ký: Tế nghĩa XXIV); và "Nhạc là cái vui của thánh nhân, khả dĩ khiến cho lòng dân trở nên tốt lành, có thể cảm lòng người rất sâu và di dịch được phong tục, cho nên tiên vương mới đặt ra dạy nhạc" ("Nhạc giả dã, thánh nhân chi sở lạc giả, nhi khả dĩ thiện dân tâm, kỳ cảm nhân thâm, kỳ di phong dịch tục, cố tiên vương trứ kỳ giáo yên"- Nhạc ký, XIX)
Kim Trọng vừa mới mở lời, Kiều cũng vừa mở lời khuyên, Kim Trọng không van nài nữa mà chuyển ngay xin Kiều đánh đàn, chủ ý của Kim Trọng- hay chủ ý của tác giả "Truyện Kiều"- để cho Kim Trọng giữ được tính tự trọng, kềm chế được dục tình với tư cách nghiêm chỉnh... bằng âm nhạc chăng?
Ðiều này cũng khá phức tạp, còn được bàn đến ở một bài cuối, sau khi Kiều nghe lời ý trung nhân gảy xong bốn khúc đàn.
(Theo Ðiển tích Truyện Kiều- NXB Ðồng Tháp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét