Nhân cha mẹ và em vắng nhà chưa về, đêm khuya Kiều trở lại sang chỗ ở của Kim Trọng. Thấy chàng Kim có lời nói bay bướm, thiếu vẻ nghiêm chỉnh, Kiều khéo léo mở lời khuyên:
"Nàng rằng: Hồng diệp xích thằng"
Một lời cũng đã tiếng rằng Tương tri
Ðừng điều nguyệt nọ hoa kia
Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai!"(Câu 459 đến 462)
Một lời cũng đã tiếng rằng Tương tri
Ðừng điều nguyệt nọ hoa kia
Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai!"(Câu 459 đến 462)
"Hồng diệp" đã nói ở bài "Cạn dòng lá thắm..."
"Xích thằng" là tơ đỏ hay tơ hồng, chỉ hồng
Ðoạn diễn tả cha mẹ Kiều khóc lóc kể lể đưa tiễn Kiều đi theo tên lái buôn người Mã Giám sinh, thì tên họ Mã này lại thề độc để cha mẹ Kiều yên lòng, có câu:
"Xích thằng" là tơ đỏ hay tơ hồng, chỉ hồng
Ðoạn diễn tả cha mẹ Kiều khóc lóc kể lể đưa tiễn Kiều đi theo tên lái buôn người Mã Giám sinh, thì tên họ Mã này lại thề độc để cha mẹ Kiều yên lòng, có câu:
"Cạn lời khách mới thưa rằng:
"Buộc chân thôi cũng xích thằng nhiệm trao
Mai sau dầu đến thế nào
Kìa gương nhựt nguyệt nọ dao quỷ thần"(Câu 903 đến 906)
"Buộc chân thôi cũng xích thằng nhiệm trao
Mai sau dầu đến thế nào
Kìa gương nhựt nguyệt nọ dao quỷ thần"(Câu 903 đến 906)
Sách "Tục U quái lục" có chép:
Ðời nhà Ðường có chàng nho sĩ tên Vi Cố đến Nam Ðiện ở Tống Thành, trọ một ngôi chùa để học tập, chuẩn bị đi thi. Một đêm nhân trăng thanh gió mát, Vi Cố đi dạo chơi, ngắm xem phong cảnh. Ðến một quãng vắng, chàng bỗng ngạc nhiên vì thấy một cụ già râu tóc bạc phơ ngồi dưới ánh sáng trăng, mắt nhìn vào một quyển sổ to, tay xe tơ đỏ. Trông người tiên phong đạo cốt, Vi Cố lấy làm lạ, đến gần hỏi:
-Chẳng hay lão trượng ở đâu đến đây mà ngồi một mình giữa đêm khuya canh vắng? Còn sách này là sách gì mà to nặng thế này, và tơ đỏ này cụ xe làm gì lại nhiều thế?
Cụ già đáp:
- Ta là Nguyệt lão, xem sổ định hôn của nhân gian. Còn chỉ ta đương xe là duyên của vợ chồng do tơ này buộc lại
Vi Cố mừng rỡ, yêu cầu cụ già cho biết duyên của mình và xe tơ giùm. Cụ già mỉm cười, nói:
- Số duyên của nhà ngươi là con bé hiện mới ba tuổi, con của một mụ ăn mày thường đi xin ăn ở chợ Ðông Ðô.
Vi Cố nghe nói hỡi ôi, buồn tủi không nói được tiếng. Cụ già biết ý, bảo:
- Ðó là duyên trời định. Gìa này không thay đổi được. Mà người muốn tránh cũng chẳng xong.
Vi Cố buồn bã, từ giã lủi thủi đi về
Ðêm nằm băn khoăn không ngủ được, nhưng lòng vẫn còn bán nghi, huyền hoặc hay thực tế?
Sáng hôm sau, Vi Cố ra chợ Ðông Ðô, trông thấy một mụ ăn mày dơ dáy, tay ẵm đứa bé độ ba tuổi, thơ thẩn xin ăn ở góc chợ. Qủa thực đây rồi. Vi Cố bực tức, liền mướn một gã lưu manh đâm chết đứa bé kia, sẽ thưởng nhiều tiền. Tên lưu manh ưng chịu, nhận lấy một số tiền trước. Hắn liền cầm dao lén đến chém một nhát vào đầu đứa bé. Mụ ăn mày hốt hoảng, ôm con chạy. Nhìn thấy máu tuôn xối xả, tên lưu manh tưởng đứa bé đã chết nên cũng bỏ chạy.
-Chẳng hay lão trượng ở đâu đến đây mà ngồi một mình giữa đêm khuya canh vắng? Còn sách này là sách gì mà to nặng thế này, và tơ đỏ này cụ xe làm gì lại nhiều thế?
Cụ già đáp:
- Ta là Nguyệt lão, xem sổ định hôn của nhân gian. Còn chỉ ta đương xe là duyên của vợ chồng do tơ này buộc lại
Vi Cố mừng rỡ, yêu cầu cụ già cho biết duyên của mình và xe tơ giùm. Cụ già mỉm cười, nói:
- Số duyên của nhà ngươi là con bé hiện mới ba tuổi, con của một mụ ăn mày thường đi xin ăn ở chợ Ðông Ðô.
Vi Cố nghe nói hỡi ôi, buồn tủi không nói được tiếng. Cụ già biết ý, bảo:
- Ðó là duyên trời định. Gìa này không thay đổi được. Mà người muốn tránh cũng chẳng xong.
Vi Cố buồn bã, từ giã lủi thủi đi về
Ðêm nằm băn khoăn không ngủ được, nhưng lòng vẫn còn bán nghi, huyền hoặc hay thực tế?
Sáng hôm sau, Vi Cố ra chợ Ðông Ðô, trông thấy một mụ ăn mày dơ dáy, tay ẵm đứa bé độ ba tuổi, thơ thẩn xin ăn ở góc chợ. Qủa thực đây rồi. Vi Cố bực tức, liền mướn một gã lưu manh đâm chết đứa bé kia, sẽ thưởng nhiều tiền. Tên lưu manh ưng chịu, nhận lấy một số tiền trước. Hắn liền cầm dao lén đến chém một nhát vào đầu đứa bé. Mụ ăn mày hốt hoảng, ôm con chạy. Nhìn thấy máu tuôn xối xả, tên lưu manh tưởng đứa bé đã chết nên cũng bỏ chạy.
Mười lăm năm sau, Vi Cố đi thi đỗ Thám hoa. Vào triều bái yết nhà vua xong, Vi Cố ra lễ tạ quan Tể tướng họ Châu vốn làm chủ khảo khoa thi. Thấy quan tân khoa chưa vợ, quan Tể tướng liền gả con gái cho. Vi Cố mừng rỡ.
Ðêm động phòng hoa chúc, Vi Cố nhìn thấy vợ mỹ miều, đẹp đẽ lấy làm hớn hở, vừa ý. Chợt nhìn sau ót có một vết thẹo, làm lạ hỏi. Nàng thành thực kể thân thế mình, vốn con một mụ ăn mày, 15 năm trước bị tên lưu manh ác độc, không biết có thâm thù gì lại chém nàng. May mẹ nàng nhanh chân ẵm nàng chạy khỏi, nàng chỉ bị thương sau ót. Mẹ chết, nàng chịu cảnh bơ vơ, may Tể tướng đi gặp giữa đường, vì không con nên đem về nuôi xem như con đẻ. Nghe thuật, Vi Cố thở dài, nghĩ:
- Thật là duyên trời định, tránh không khỏi được
- Thật là duyên trời định, tránh không khỏi được
Khi nói "tơ đỏ" (xích thằng) tất nói đến Nguyệt lão hay ông Tơ.
Trong vở kịch thần thoại "Lên cung trăng" của Ngô Tố Quang có chép:
Hậu Nghệ người nước Hữu cùng ở biển Ðông, sau khi bắn chín mặt trời cứu dân thoát khỏi nạn lửa thiêu, được suy tôn làm Hoàng đế. Một đêm cùng hai tên học trò là Ngô Cương và Phùng Mông đi săn trở về. Cả ba gặp một cụ già ngồi dưới ánh sáng trăng, tay cặp một quyển sổ to, tay buộc tơ đỏ chằng chịt. Hậu Nghệ lấy làm lạ, hỏi:
-Thưa cụ! Quyển sổ gì to lại có buộc tơ đỏ thế kia?
Cụ già đáp:
- Gìa này chuyên coi việc hôn nhân thiên hạ. Ðây là quyển sổ cưới gả của người thế gian.
- Thế thì may quá. Ba thầy trò chúng tôi còn độc thân, nhờ cụ xét coi việc hôn nhân chúng tôi thế nào?
Ngô Cương đến trước nghiêng mình thi lễ, xưng họ tên và nhờ cụ xem, cụ già dở sổ xem một lúc, nhưng không nói. Hậu Nghệ hỏi:
- Thưa cụ thế nào?
Ngô Cương nóng nảy, giục:
- Có không cụ?
Cụ già đáp:
- Số tráng sĩ trọn đời không vợ
Ngô Cương mỉm cười:
- Không vợ cũng chả sao
Ðến Phùng Mông, cụ già bảo:
- Vì tráng sĩ chưa quyết, nên việc hôn nhân do đó chưa nhất định
Hậu Nghệ cất tiếng cười ha hả
- Thế ra hai đứa học trò đều không vợ cả. Vậy dám phiền cụ xét coi số phận của Nghệ này ra sao?
Cụ già cúi đầu dở từng trang sổ tìm kiếm, một lúc kêu lên:
- Có đây rồi! Cách đây rất xa, ở trong một cái hang hiu quạnh tại phương Bắc. Cô con gái nhà nghèo, mình không áo che thân, cơm không đủ ngày hai bữa.
Hậu Nghệ tỏ vẻ bất bình:
- Tôi có một người vợ như thế sao?
Cụ già cười, bảo:
-Nàng là chim phượng hoàng, là đoá hoa khôi. Kiếp trước đã định rồi, đời này sẽ tác hợp. Nhưng hiện giờ, nàng còn nhỏ quá.
Hậu Nghệ nóng nảy hỏi:
- Thì mấy tuổi?
- Mới có 6 tuổi thôi!
Ngô Cương và Phùng Mộng bật cười. Hậu Nghệ cau mày nói với cụ già:
- Tôi không tin
- Gìa này có bắt buộc quý nhân tin đâu. Nhưng già nói là không bao giờ sai. Số nhân duyên đã ghi, đâu có phải nói chơi được.
Hậu Nghệ lẩm bẩm:
- Nhưng nó mới có 6 tuổi
Cụ già bình thản, nói một hơi:
- Sau 10 năm nữa há chẳng 16 tuổi ư? Sau 20 năm nữa há chẳng phải 26 tuổi ư? Lại 60 năm nữa há chẳng phải 66 tuổi ư? Quý nhân chẳng biết con gái lớn lên, thay đổi đến mười tám lần sao!
Hậu Nghệ bực tức, lớn tiếng:
- Rõ ràng là cụ muốn trêu tôi
Cụ già đĩnh đạc, bảo:
- Ngàn dặm nhân duyên một sợi tơ, trêu đùa sao được
Hậu Nghệ giận dữ toan xốc lại đánh, quát:
- Rõ đồ quỷ!
Nhưng cụ già đã biến mất
Mười năm sau, Hậu Nghệ sai Ngô Cương đến phương Bắc, tìm gái đẹp về làm Hoàng hậu. Ngô Cương tìm bắt được Hằng Nga, chính là cô gái cụ già đã nói.
Cụ già đó là "Nguyệt lão" hay "Ông già ngồi dưới trăng" (Nguyệt hạ lão nhân) hay cũng gọi là "ông Tơ".
-Thưa cụ! Quyển sổ gì to lại có buộc tơ đỏ thế kia?
Cụ già đáp:
- Gìa này chuyên coi việc hôn nhân thiên hạ. Ðây là quyển sổ cưới gả của người thế gian.
- Thế thì may quá. Ba thầy trò chúng tôi còn độc thân, nhờ cụ xét coi việc hôn nhân chúng tôi thế nào?
Ngô Cương đến trước nghiêng mình thi lễ, xưng họ tên và nhờ cụ xem, cụ già dở sổ xem một lúc, nhưng không nói. Hậu Nghệ hỏi:
- Thưa cụ thế nào?
Ngô Cương nóng nảy, giục:
- Có không cụ?
Cụ già đáp:
- Số tráng sĩ trọn đời không vợ
Ngô Cương mỉm cười:
- Không vợ cũng chả sao
Ðến Phùng Mông, cụ già bảo:
- Vì tráng sĩ chưa quyết, nên việc hôn nhân do đó chưa nhất định
Hậu Nghệ cất tiếng cười ha hả
- Thế ra hai đứa học trò đều không vợ cả. Vậy dám phiền cụ xét coi số phận của Nghệ này ra sao?
Cụ già cúi đầu dở từng trang sổ tìm kiếm, một lúc kêu lên:
- Có đây rồi! Cách đây rất xa, ở trong một cái hang hiu quạnh tại phương Bắc. Cô con gái nhà nghèo, mình không áo che thân, cơm không đủ ngày hai bữa.
Hậu Nghệ tỏ vẻ bất bình:
- Tôi có một người vợ như thế sao?
Cụ già cười, bảo:
-Nàng là chim phượng hoàng, là đoá hoa khôi. Kiếp trước đã định rồi, đời này sẽ tác hợp. Nhưng hiện giờ, nàng còn nhỏ quá.
Hậu Nghệ nóng nảy hỏi:
- Thì mấy tuổi?
- Mới có 6 tuổi thôi!
Ngô Cương và Phùng Mộng bật cười. Hậu Nghệ cau mày nói với cụ già:
- Tôi không tin
- Gìa này có bắt buộc quý nhân tin đâu. Nhưng già nói là không bao giờ sai. Số nhân duyên đã ghi, đâu có phải nói chơi được.
Hậu Nghệ lẩm bẩm:
- Nhưng nó mới có 6 tuổi
Cụ già bình thản, nói một hơi:
- Sau 10 năm nữa há chẳng 16 tuổi ư? Sau 20 năm nữa há chẳng phải 26 tuổi ư? Lại 60 năm nữa há chẳng phải 66 tuổi ư? Quý nhân chẳng biết con gái lớn lên, thay đổi đến mười tám lần sao!
Hậu Nghệ bực tức, lớn tiếng:
- Rõ ràng là cụ muốn trêu tôi
Cụ già đĩnh đạc, bảo:
- Ngàn dặm nhân duyên một sợi tơ, trêu đùa sao được
Hậu Nghệ giận dữ toan xốc lại đánh, quát:
- Rõ đồ quỷ!
Nhưng cụ già đã biến mất
Mười năm sau, Hậu Nghệ sai Ngô Cương đến phương Bắc, tìm gái đẹp về làm Hoàng hậu. Ngô Cương tìm bắt được Hằng Nga, chính là cô gái cụ già đã nói.
Cụ già đó là "Nguyệt lão" hay "Ông già ngồi dưới trăng" (Nguyệt hạ lão nhân) hay cũng gọi là "ông Tơ".
Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, có câu:
"Tay Nguyệt lão khờ sao có một
Bỗng tơ tình vướng gót cung phi"
và:
"Tay Nguyệt lão chẳng xe thì chớ
Xe thế này có dở dang không?
"Truyện Kiều" khi Kim Trọng về Liêu Dương Hồ tang chú, tìm gặp Kiều từ giã, tìm gặp Kiều từ giã. Kiều đau lòng:
"Tai nghe ruột rối bời bời
Ngập ngừng nàng mới giải lời trước sau:
"Ông tơ ghét bỏ chi nhau
Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi"(Câu 547 đến 550)
Ngập ngừng nàng mới giải lời trước sau:
"Ông tơ ghét bỏ chi nhau
Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi"(Câu 547 đến 550)
Và, đoạn diễn tả Kiều ký giấy bán mình cho Mã Giám Sinh:
"Mé ngoài họ Mã vừa sang
Tờ hoa đã ký cân vàng mới trao
Trăng già độc địa làm sao
Cầm dây chẳng lựa buộc vào tự nhiên"(Câu 685 đến 688)
Tờ hoa đã ký cân vàng mới trao
Trăng già độc địa làm sao
Cầm dây chẳng lựa buộc vào tự nhiên"(Câu 685 đến 688)
Khi Từ Hải nghe lời Kiều hàng triều đình, lầm mưu bị giết chết, tên Tổng đốc Hồ Tôn Hiến bắt Kiều đánh đàn hầu rượu, rồi sợ tai tiếng mang vạ, bắt ép Kiều gả cho tên thổ quan, có câu:
"Lịnh quan ai dám cãi lờiÉP TÌNH MỚI GÁN CHO NGƯỜI THỔ QUAN
Ông Tơ thật nhẽ đa đoan
Xe tơ sao khéo vơ quàng vơ xiên?"(Câu 2597 đến 2600)
Ông Tơ thật nhẽ đa đoan
Xe tơ sao khéo vơ quàng vơ xiên?"(Câu 2597 đến 2600)
"Tơ hồng", "chỉ hồng" (dù khi lá thắm chỉ hồng- câu 333; duyên em dù nối chỉ hồng- câu 2243) để chỉ việc nhân duyên vợ chồng đã định trước. "Ông Tơ", "Nguyệt lão", "Trăng già" chuyên xe tơ theo sổ nhân duyên. Trong lễ cưới, có lễ tơ hồng tức là lễ vị thần chủ trì tơ hồng, buộc chỉ hồng tức Nguyệt lão (trong màn làm lễ tơ hồng kết duyên- câu 2134) tức cụ già ngồi dưới trăng đó.
Nên duyên chồng vợ đạt được ý nguyện, người ta cảm ơn ông. Nhưng ông thường bị người ta trách nhiều hơn vì tình duyên thường bị dang dở, không toại nguyện... Ðây cũng là một tư tưởng theo triết thuyết định mệnh của Nho gia "nhứt ẩm nhứt trác sự giai tiền định". ¡n một miếng cơm, uống một ngụm nước đều có định trước, thì nhân duyên vợ chồng con người- theo họ- cũng chỉ thế mà thôi. Ca dao ta có câu:
"Bắc thang lên đến tận trời
Bắt ông Nguyệt lão đánh mười cẳng tay
Ðánh thôi lại trả vào đây
Hỏi ông Nguyệt lão nào dây tơ hồng"
Bắt ông Nguyệt lão đánh mười cẳng tay
Ðánh thôi lại trả vào đây
Hỏi ông Nguyệt lão nào dây tơ hồng"
(Theo Ðiển tích Truyện Kiều, NXB Ðồng Tháp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét