Tú Bà bắt Kiều đến lạy thần Mày Trắng (Bạch Mi) và mụ cầu nguyện để thần phù hộ cho lầu xanh của mụ được đông khách, làm ăn thịnh vượng, có câu:
Muôn nghìn người thấy cũng yêu
Xôn xao anh yến dập dìu trúc mai
Tin nhạn vẩn, lá thư bời
Ðưa người cửa trước, rước người cửa sau(câu 943 đến 946)
Xôn xao anh yến dập dìu trúc mai
Tin nhạn vẩn, lá thư bời
Ðưa người cửa trước, rước người cửa sau(câu 943 đến 946)
"Tin nhạn" là tin tức do chim nhạn đem lại, ý chỉ tin tức, thư từ.
Tô Võ tự Tử Khanh, người đời Tây Hán (206 trước 196 sau DL) làm quan triều Hán Nguyên Ðế (48- 33 trước DL). Lúc bấy giờ, Hung Nô sang xâm lấn Trung Nguyên. Hán thất bại, vua Hán phải sai Tô Võ làm sứ sang Hung Nô xin giảng hoà. Chúa Hung Nô thấy Tô Võ ứng đối cứng cỏi, lưu loát tỏ ra người có ý chí, tài ba nên muốn thu dùng, tìm lời dụ hàng. Không kết quả nhưng chúa Hung Nô không chán nản, truyền cho Vệ Luật vốn là người Hán đầu hàng, lấy tình đồng bang, đồng thời lấy lời ngon ngọt khuyên nhủ. Vệ Luật đến nói với Tô Võ:
- Tô Quân nếu không bằng lòng tất bị giết. Chịu chết như thế phỏng có ích gì. Chi bằng đầu hàng, tài hèn như tôi còn được trọng dụng, huống chi bực đại tài như Tô quân tất được phong vương bái tướng. Sự phú quý to hẳn cầm chắc trong tay.
Tô Võ đứng phắt dậy, đưa tay chỉ vào mặt Vệ Luật
- Ta không ngờ nhà ngươi lại vô lương tâm đến thế. Ðã muối mặt thờ kẻ thù để cầu vinh, tưởng không còn dám trông ta; nào ngờ nhà ngươi mặt dày mày dạn dám mang đến đây dụ ta đầu hàng. Hãy cút ngay, chớ nhận ta là người cùng nòi cùng nước nữa. Vì nòi giống Trung Nguyên không bao giờ có hạng vô sỉ như nhà ngươi
Bị sỉ nhục thậm tệ, Vệ Luật đỏ mặt xấu hổ trở về, tâu cả lại cho chúa Hung Nô và xin giết đi. Chúa Hung Nô thâm độc, mỉm cười nói:
- Nó muốn chết phỏng có khó gì, nhưng ta có cho nó chết ngay đâu. Ta phải làm cho nó phải chịu những hình phạt để xem cái gan của nó to bằng nào.
- Tô Quân nếu không bằng lòng tất bị giết. Chịu chết như thế phỏng có ích gì. Chi bằng đầu hàng, tài hèn như tôi còn được trọng dụng, huống chi bực đại tài như Tô quân tất được phong vương bái tướng. Sự phú quý to hẳn cầm chắc trong tay.
Tô Võ đứng phắt dậy, đưa tay chỉ vào mặt Vệ Luật
- Ta không ngờ nhà ngươi lại vô lương tâm đến thế. Ðã muối mặt thờ kẻ thù để cầu vinh, tưởng không còn dám trông ta; nào ngờ nhà ngươi mặt dày mày dạn dám mang đến đây dụ ta đầu hàng. Hãy cút ngay, chớ nhận ta là người cùng nòi cùng nước nữa. Vì nòi giống Trung Nguyên không bao giờ có hạng vô sỉ như nhà ngươi
Bị sỉ nhục thậm tệ, Vệ Luật đỏ mặt xấu hổ trở về, tâu cả lại cho chúa Hung Nô và xin giết đi. Chúa Hung Nô thâm độc, mỉm cười nói:
- Nó muốn chết phỏng có khó gì, nhưng ta có cho nó chết ngay đâu. Ta phải làm cho nó phải chịu những hình phạt để xem cái gan của nó to bằng nào.
Rồi chúa Hung Nô truyền giam họ Tô vào một cái hầm đất tối tăm, hằng ngày không cho ăn uống gì cả.
Thương hại cho Tô Võ bị giam trong hầm, chiếu chăn không có, ngày đêm lại có mưa tuyết, đã lạnh lại đói, chẳng biết lấy gì ăn cho đỡ lòng, đành phải lượm lấy những cục tuyết và nhặt những lông áo chiên nhai ăn cho đỡ đói. Ðến năm hôm, chúa Hung Nô cho người đến dọ xem thì thấy Tô ngồi chẳm hẳm, vẻ mặt như thường. Lấy làm lạ, chúa Hung Nô truyền đày Tô Võ lên Bắc Hải là miền hoang vu, quanh năm giá rét, giao cho một đoàn dê đực, bắt phải chăn nuôi; và ra lệnh chừng nào đàn dê ấy đẻ con thì mới cho về nước.
Biết rõ tâm địa đê hèn, bạo ác của chúa Hung Nô, Tô Võ chỉ mỉm cười.
Nhờ lúc còn bé sống ở gia đình, Tô được luyện tập chịu đựng khổ cực, mùa hạ đun mình bên lửa nóng, mùa đông lại mình trần tắm tuyết gội mưa... NÊN TÔ XEM THƯỜNG CẢNH VẤT VẢ ĐOẠ ĐẦY. Ở BẮC HẢI, BAN ngày Tô Võ đuổi đàn dê ra một bãi cỏ cho tự do đi lại kiếm ăn; còn Tô thì tìm bắt những chuột đồng và đào rễ cỏ tạm sống qua ngày. Tối đến LẠI DỒN ĐÀN DÊ VÀO HẦM NGHỈ. Ở ĐÂY, NGOÀI ĐÀN DÊ LÀM BẦU BẠN, TÔ VÕ CÒN LẤY cờ tiết mao của vua giao cho khi đi sứ, là biểu hiện một sứ mạng trọng đại. Tô luôn luôn cầm giữ trong tay. Tháng lụn ngày qua, trải năm nầy sang năm khác, những lông trên chỏm cờ dần dần trút rụng, chỉ còn trơ lại cái cán không.
ở sa mạc Bắc Hải lâu năm, một hôm Tô Võ nghĩ ra một cách viết thư về Hán báo tin. Tô xé một mảnh lụa áo, cắn móng tay lấy máu viết làm nhiều bức thư, rồi buộc vào chân chim nhạn mà Tô bắt được, thả cho chúng bay đi.
Về mùa đông, nhạn ở Bắc Hải đổ về Trung Nguyên tìm hơi ấm và làm ổ. Chúng bay đậu ở vườn Thượng lâm của nhà vua. Quan giữ vườn bắt được nhạn có mang thư, lấy làm lạ dưng lên nhà vua. Vua Hán mở ra xem mới biết Tô Võ còn sống ở một chỗ cực kỳ khổ sở, lấy làm mủi lòng thương xót vô cùng.
Mãi đến 19 năm sau, nhà Hán đánh bại được Hung Nô. Chúa Hung Nô xin cầu hoà, Vua Hán buộc đưa Tô Võ về nước. Chúa Hung Nô bảo rằng Tô Võ đã chết từ lâu. Vua Hán đưa thư của Tô Võ cho xem, chúa Hung Nô kinh hãi cho Tô là một vị thần, đành sai một đạo quân hộ tống Tô đến biên cảnh, đưa về nước.
Chiêu Quân Vương Tường, một cung phi tuyệt đẹp của Hán Nguyên Ðế, trong khi nhà Hán bị thất bại, nàng phải bị đưa sang cống chúa Hung Nô. Khi đến ải Nhạn Môn, nàng xé vạt áo lụa, cắn móng tay lấy máu viết thư, buộc vào chân chim nhạn để gởi về vua Hán.
Trong "Chinh phụ ngâm", bản diễn Nôm của bà Ðoàn thị Ðiểm, tả tình cảm của người chinh phụ trông tin chồng, có câu:
Trải mấy thu tin đi tin lại
Tới xuân này tin hãy vắng không
Thấy nhàn luống tưởng thư phong
Nghe hơi sương sắm áo bông sẵn sàng
Tới xuân này tin hãy vắng không
Thấy nhàn luống tưởng thư phong
Nghe hơi sương sắm áo bông sẵn sàng
"Thấy nhàn" là thấy chim nhạn tức thấy tin. Theo nguyên tác bằng Hán văn của Ðặng Trần Côn là "Kiến nhạn uổng nhiên tư tái bạch". "Tái bạch" là lụa ngoài ải tức là lụa của Tô Võ cũng như lụa Chiêu Quân xé viết thư để báo tin.
Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, đoạn diễn tả nỗi buồn trách thân phận vì thất sủng, lòng mong mỏi đón chờ đấng quân vương, có câu:
Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng
Ðêm năm canh tiếng lắng chuông rền
Lạnh lùng thay giấc cô miên
Mùi hương tịch mịch bóng đèn thâm u"
Ðêm năm canh tiếng lắng chuông rền
Lạnh lùng thay giấc cô miên
Mùi hương tịch mịch bóng đèn thâm u"
"Tin nhạn" hay "tin hồng" đều chỉ tin tức.
Nhạn là chim ngỗng trời. Con mái là nhạn, con trống là hồng. Nhưng dùng chung là nhạn.
"Tin nhạn vẩn" là thư nhạn lẩn vẩn (lởn vởn) ý nói rất nhiều thư tín đưa đến. Trong chữ "tin nhạn" có nói đến chim, ở đây tác giả dùng từ "vẩn" gợi ý chim bay đưa tin, văn rất ý nhị. "Lá thư bời" là thư từ bời bời ý nói nhiều lắm, nghĩa cũng như "tin nhạn vẩn". Cả câu cùng một ý: nhiều tin tức, thư từ đưa đến nườm nượp; nhưng câu chia làm hai vế, ý được nhắc lại hai lần để ý thêm mạnh và lời thêm đẹp.
(Theo Ðiển tích Truyện Kiều, NXB Ðồng Tháp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét