Ðoạn diễn tả Kim Trọng mong nhớ Kiều, đi tìm chỗ ở của Kiều, có câu:
"Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người
Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi
Một vùng cỏ mọc xanh rì
Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu
Gío chiều như giục cơn sầu
Vi lô hiu hắt như màu khẩy trêu
Nỗi riêng nhớ ít tưởng nhiều
Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang"(câu 259 đến 266)
Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi
Một vùng cỏ mọc xanh rì
Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu
Gío chiều như giục cơn sầu
Vi lô hiu hắt như màu khẩy trêu
Nỗi riêng nhớ ít tưởng nhiều
Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang"(câu 259 đến 266)
Và, khi Kiều sang tiếp xúc với Kim Trọng, có câu:
"Sinh rằng: Gío mát trăng trong
Bấy lâu nay một chút lòng chưa cam
Chày sương chưa nện cầu Lam
Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng?"(Câu 455 đến 458)
Bấy lâu nay một chút lòng chưa cam
Chày sương chưa nện cầu Lam
Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng?"(Câu 455 đến 458)
"Lam Kiều" là một cái cầu bắc trên sông Lam thuộc huyện Lam Ðiền, tỉnh Thiểm Tây.
Ðời nhà Ðường, triều Mục Tông (821- 825) có một chàng nho sĩ tên Bùi Hàng, lều chõng đi thi mấy lần đều hỏng. Buồn cho thân thế sự nghiệp, Bùi rày đây mai đó ngao du danh lam thắng cảnh. Một hôm, Bùi thuê đò đi Tương Hán, định sang ghé Ngọc Kinh để xem phong cảnh. Cùng đáp một chuyến đò có một mỹ nhân tên Vân Kiều, người đẹp lại đoan trang, thuỳ mị. Bùi sinh cảm mến, lòng tha thiết mong được kết duyên, mới mượn thơ thay lời, bạo dạn nhờ nữ tỳ của giai nhân đưa giúp:
"Ðồng vi Hồ Việt do hoài tưởng
Huống hồ thiên tiên cách cẩm bình
Thảng nhược Ngọc Kinh triều hội khứ
Nguyện tuỳ loan hạc nhập thanh vân"
Phan Như Xuyên dịch:
"Kẻ Hồ người Việt còn thương nhớ
Huống cách người tiên chỉ bức mành
Ví được Ngọc Kinh cùng nối gót
Xin theo loan hạc đến mây xanh"
Vân Kiều xem thơ, vui vẻ mĩm cười.
Nhưng thơ gởi đi mà thơ hồi âm chẳng có. Bùi Hàng lòng áy náy, băn khoăn. Khi đò sắp ghé bến chia tay, Bùi bỗng tiếp được thơ do nữ tỳ của giai nhân đưa đến:
"Nhứt ẩm Quỳnh tương bách cảnh sinh
Huyền sương đáo tận kiến Vân Anh
Lam kiều tự hữu thần tiên quật
Hà tất khi khu thượng Ngọc Kinh"
Phan Như Xuyên dịch:
"Uống rượu quỳnh tương trăm cảnh sinh
Huyền sương giã thuốc thấy Vân Anh
Lam Kiều vốn thực nơi tiên ở
Hà tất nhọc nhằn đến Ngọc Kinh"
Bùi không hiểu ý nghĩa ra sao, định hỏi. Nhưng thuyền vừa ghé bến thì Vân Kiều và nữ tỳ thoáng mất. Bùi bồi hồi lại nghiền ngẫm hai câu thơ cuối, Bùi không đến Ngọc Kinh mà hỏi dò người đến Lam Kiều.
Trời trưa nắng gắt, Bùi mệt lả người liền ghé vào một hàng nước nghỉ chân, hỏi nước uống. Bà lão gọi người con gái bưng nước ra. Nàng rất đẹp, trông dáng tựa vẻ Vân Kiều. Bùi bạo dạn hỏi, thì ra nàng là em của Vân Kiều tên Vân Anh. Bùi mừng rỡ cho là gặp duyên trời định, mới thuật lại chuyện bài thơ cho bà lão nghe. Bà cười bảo:
- Hẳn là con Vân Kiều muốn xe duyên cho cậu đấy
Bùi nghe nói nỗi mừng biết lấy chi cân. Nhưng bà cho biết là hiện bà có cái cối mà còn thiếu chiếc chày ngọc để giã thuốc Huyền sương, nếu Bùi tìm được chày này thì bà mới bằng lòng cho hai đàng kết duyên tơ tóc. Bùi ưng chịu. Nhưng tìm mãi mà không nơi đâu có chày ngọc. Lòng buồn tha thiết nhưng vẫn không nản chí. Tưởng đã thất vọng, một hôm may mắn Bùi gặp một cụ già bán ngọc mách rằng: tại phố hàng thuốc bắc ở Quắc Châu có một nhà muốn bán một cái chày ngọc, giá đến 200 lượng vàng, nếu cần mua cụ sẽ viết thư giới thiệu. Bùi Hàng mừng rỡ, trở về quê nhà bán tất cả tài sản được 200 lượng vàng, rồi sang Quắc Châu mua được chày ngọc. Lại đem đến Lam Kiều dưng cho bà lão. Bà vô cùng khen ngợi.
Vân Anh lại bảo:
- Ðã có chày ngọc nhưng phải ra công giã thuốc Huyền sương một trăm ngày cho thuốc trường sinh được nhuyễn, thì mới làm lễ thành hôn.
Bùi Hàng vâng theo. Kết quả, Bùi Hàng và Vân Anh nên vợ chồng. Sau cả hai đều thành tiên.
- Hẳn là con Vân Kiều muốn xe duyên cho cậu đấy
Bùi nghe nói nỗi mừng biết lấy chi cân. Nhưng bà cho biết là hiện bà có cái cối mà còn thiếu chiếc chày ngọc để giã thuốc Huyền sương, nếu Bùi tìm được chày này thì bà mới bằng lòng cho hai đàng kết duyên tơ tóc. Bùi ưng chịu. Nhưng tìm mãi mà không nơi đâu có chày ngọc. Lòng buồn tha thiết nhưng vẫn không nản chí. Tưởng đã thất vọng, một hôm may mắn Bùi gặp một cụ già bán ngọc mách rằng: tại phố hàng thuốc bắc ở Quắc Châu có một nhà muốn bán một cái chày ngọc, giá đến 200 lượng vàng, nếu cần mua cụ sẽ viết thư giới thiệu. Bùi Hàng mừng rỡ, trở về quê nhà bán tất cả tài sản được 200 lượng vàng, rồi sang Quắc Châu mua được chày ngọc. Lại đem đến Lam Kiều dưng cho bà lão. Bà vô cùng khen ngợi.
Vân Anh lại bảo:
- Ðã có chày ngọc nhưng phải ra công giã thuốc Huyền sương một trăm ngày cho thuốc trường sinh được nhuyễn, thì mới làm lễ thành hôn.
Bùi Hàng vâng theo. Kết quả, Bùi Hàng và Vân Anh nên vợ chồng. Sau cả hai đều thành tiên.
"Chày sương" là chày ngọc dùng để giã thuốc trường sinh "Huyền sương". "Lam Kiều" chỉ chỗ tiên ở hay người đẹp ở, hoặc chỉ duyên tốt đẹp như gặp duyên với... Tiên.
Trước kia, tác giả "Truyện Kiều" diễn tả Kiều sang chỗ ở của Kim Trọng:
"Xắn tay mở khoá động Ðào
Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên thai"
Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên thai"
Như vậy, Kiều cho chỗ ở của Kim Trọng như một cảnh tiên. Còn Kim Trọng đối với chỗ ở của Kiều như thế nào?
"Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang"
Như vậy, chỗ ở của Kiều cũng là cảnh tiên nữa.
Mối tình đầu của đôi trai tài gái sắc tuyệt đẹp. Họ rất giàu tình cảm, tưởng tượng khá phong phú: tình phối hợp cảnh, cảnh phối hợp tình. Dùng lối thậm xưng, tác giả "Truyện Kiều" diễn tả cảnh và tình của đôi trai gái rất chung nhứt.
Nhà thơ Xuân Diệu đã có câu:
"Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi
Trong vườn thơm ngát cả hồn tôi"
Ðương lúc tha thiết yêu đương tất cả đều đẹp, đều là ... tiên một cõi.
(theo Ðiển tích Truyện Kiều, NXB Ðồng Tháp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét