Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN DỮ QUA HÌNH TƯỢNG NHO SĨ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC




Nguyễn Dữ là người thuộc dòng dõi khoa hoạn, từng ôm ấp lý tưởng hành đạo. Ông từ đi thi Hương, đậu Hương tiến (cử nhân), sau thi Hội, trúng Tam trường và có ra làm tri huyện Thanh Toàn (nay là huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc). Được một năm, sau vì bất mãn với thời cuộc, cáo quan về ẩn cư ở núi rừng Thanh Hóa lấy lý do phải phụng dưỡng mẹ già cho tròn đạo hiếu, từ đó “trải mấy mươi sương, chân không bước đến thị thành”. Sống vào một triều đại suy loạn, kỷ cương đổ nát, phong hóa suy đồi, Nguyễn Dữ đã kịch liệt đả kích những cái xấu, đề cao đạo đức, công lý, dụng ý của tác giả là răn đe người xấu, khích lệ người tốt. Do đó, hình tượng nhân vật nho sĩ mang nội dung giáo dục sâu sắc.
1.                  Tư tưởng xây dựng một xã hội lý tưởng của Nguyễn Dữ qua hìnhh tượng nho sĩ là nhân vật chính diện.
Trong “Truyền kỳ mạn lục” nhân vật nho sĩ chính diện không mang đặc điểm của người anh hùng ôm ấp lý tưởng, lưu danh sử sách mà là những con người đời thường, con người gần gũi. Hình tượng nho sĩ là nhân vật chính diện mang phẩm chất của nhà nho chính thống, lấy giá trị đạo đức làm thước đo của con người. Họ không màng vật chất, không ham lợi danh. Họ là những người theo học sách Thánh hiền có thể ra làm quan hoặc không làm quan nhưng đều là những con người vì dân, vì nước đứng ra đấu tranh từ gian ác, đem lại cuộc sống bình an cho nhân dân… Ấy là những phẩm chất đẹp đẽ của nhà nho chân chính mà các nhà văn thế kỷ trước còn ít miêu tả. Đó cũng là mong muốn, lý tưởng cao đẹp của Nguyễn Dữ ước mơ một xã hội lý tưởng “vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn”, “vua sáng tôi hiền” trăm dân hạnh phúc, bình an. Đó còn là vấn đề nhân văn cao cả đặt ra cho thời đạo của ông và mai sau nên “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ xứng đáng đặt ở vị trí áng văn muôn đời.
Hồ Tôn Thốc trong “Câu chuyện ở đền Hạng Vương” là một vị quan Thừa chỉ cuối đời trần phụng lệnh sang Trung Quốc đi sứ. Tác giả miêu tả đảm phí của một sứ thần Đại Việt trên đất nước người, đi qua đền Hạng Vương làm thơ giễu cợt. Câu chuyện được miêu tả bằng giấc mộng, nhân vật Hồ Tôn Thốc đã bày tỏ tính cách thẳng thắn, cứng cỏi phê phán chính sách bạo lực của Hạng Vũ, nhưng cũng vạch trần thủ đoạn xảo trá của Lưu Bang. “Sở đã đành trái với nhân nghĩa nhưng Hán chỉ giống với nhân nghĩa. Họ Hạng nước Sở không được là hạng bá giả mà vua Cao Tổ nhà Hán cũng là tạp nhạp”[1,18-19]. Và “so sở với Hán thì Hán hơn, nhưng sánh Hán với bậc vương giả thì Hán còn xa lắm”[1,18]… Đánh giá Lưu Bang và Hạng Vũ như vậy quả là táo bạo, trái hẳn với lời tán tụng sứ giả Tư Mã Thiên.
Văn Tư Lập trong “Chuyện cái chùa hoang ở Đông Trào” đến tri huyện Đông Trào thấy cảnh chùa chiềng hoang tàn, đổ nát đã lo lắng “dóng dả dân binh các xã đánh tranh kên nứa và sửa chữa lại”[1,182]. Thấy dân quanh huyện khổ vì nạn trộm cắp của bọn gian tà, những bọn đội lốt nhà Phật hoành hành, Văn Tư Lập tự thấy đó là trách nhiệm của mình. “Ta ở vào địa vị một viên ấp tể, không có cái minh để xét ra kẻ gian, cái cứng để chế phục kẻ, vì nhân nhu mà hỏng việc, chính là cái lỗi ở ta”[1,182]. Ông đã đứng ra cùng nhân dân trừ gian, cắt cử cho các thôn đêm ngày canh phòng cẩn mật, đi mời thầy phù thủy cao tay, xin bùa yểm chân đốt hương lễ bái chùa chiền… Cuối cùng vạch ra mặt thật của kẻ gian đứng sau nhà Phật để cướp bóc nhân dân. Văn Tư Lập là một ông quan liêm chính vì dân vì nước, luôn có trách nhiệm trước cuộc sống nhân dân, đưa lại quyền sống, hạnh phúc, bình an cho dân.
Những nhà nho chính nghĩa luôn lo lắng đến số phận của cuộc sống nhân dân. “Chuyện tướng dạ xoa” cho thấy cảnh tượng thê thảm của nhân dân “sống chẳng gặp thời, chết không phải số. Đói không có thứ gì cấp dưỡng, lui không có chỗ nào tựa nương. Trong gò xương trắng rầu sĩ cỏ rêu, trên đống cát vàng lạnh lùng sương gió”[1,271-272]. Cho nên có tình trạng “chết chóc nhiều, những oan hồn không chỗ tựa nương thường họp  lại thành từng đàn lũ ”[1,270]. Trước nạn ma quỷ “hoành hành ở đồng nội không biết kiêng  sợ  gì  cả” [1,270] Văn  Dĩ  Thành  không  chịu  để  ma  quỷ  mê  hoặc.  Phàm những hoa yêu nguyệt quái, và dâm thần lệ quỷ không được liệt vào từ điển, chàng  đều  coi  thường  không  sợ  hãi  gì.  Văn  Dĩ  thành  là  một  ông  quan  vì dân, luôn đặt chính nghĩa lên trên tất cả. Ông luôn được dân tin yêu, kính phục, làm quan rất uy nghiêm, đề ra những việc đúng đắn nghiêm khắc: “...không được coi khinh mệnh lệnh, không được quen thói dâm ô, không được quấy quắc để làm hại mạng của dân, không cướp bóc và phải cứu nạn cho  dân,  ban  ngày  không  được  giả  hình,  ban  đêm  không  được  kết  đảng. Nghe lệnh ta thì ta làm tướng các ngời, trái lệnh ta thì ta trị tội các ngời ”[1,273].
Đây là lời răn lũ quỷ cũng là lời răn những kẻ quyền hành, lộng hành cướp bóc nhân dân. Lời răn cho những quan lại phải có trách nhiệm với dân với nước. Đó cũng là lời tố cáo với kẻ cường hào, ác bá quan lại lộng quyền hà hiếp dân lành. Văn Dĩ Thành luôn lấy dân làm gốc đặt chính nghiã nhân nghĩa lên trên nên làm việc gì cũng thành công và được ủng hộ. Bởi vậy, công việc của Văn Dĩ Thành ngày càng tốt đẹp, oai vọng lẫy lừng, được tiến cử  vào  chức  quan  lớn  là  Tướng  Dạ  Xoa.  Qua  hình  tượng  Văn  Dĩ  Thành, Nguyễn Dữ muốn nói những ngời giữ quyền bính đứng trên muôn dân nếu chính trực, công bằng, lấy nhân nghĩa, chính nghĩa làm đầu chắc chắn sẽ được lòng dân, được dân tin tưởng ủng hộ, làm việc gì cũng thành công. Xã hội có nhiều ông quan lo cho dân cho nước như thế sẽ luôn thái bình thịnh trị. Đó cũng là lý tưởng của Nguyễn Dữ muốn xây dựng một xã hội lý tưởng, vua sáng tôi hiền, vua Nghiêu Thuấn dân Nghiêu Thuấn. Đó là vấn đề mang tính thời đại, mang giá trị nhân văn cao cả.
Đến “Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên” phẩm chất người nho sĩ chính diện Ngô Tử Văn được Nguyễn Dữ giới thiệu là khảng khái, cương phương “thấy sự gian tà thì không thể chịu được ”[1,115]. Tức giận vì hồn ma của một tướng giặc ẩn náu trong toà đền làm yêu làm quái đánh đuổi một vị Thổ thần để chiếm phần hương lửa, rồi bức hại cả dân lành. Tử Văn đã dũng cảm châm lửa đốt đền, bất chấp cả cái chết có thể đến với mình để chống lại tà gian trị tên ác quỷ ấy. Đây là một chi tiết tiêu biểu, độc đáo, điển hình, thể hiện phẩm chất nổi bật khí tiết, cứng cỏi, thẳng thắn, tự tin, ngoan cường không biết sợ hãi gì trớc thần quyền gian ác trái ngang. Tính cách ấy còn thể hiện ở việc dưới âm phủ chàng kiên quyết chống chọi với yêu quỷ làm sao cho chính nghĩa phải thắng gian tà, người tốt được đền bù xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị đích đáng. Sau đó chàng cùng Thổ thần vạch được mặt giả mạo đội lốt đền chùa mà hại dân lành của tên tướng giặc bại trận Bắc triều cho Diêm Vương trị tội, trả lại miếu cho Thổ thần và Tử Văn không bệnh mà chết được lĩnh chức Phán sự đền Tản Viên. Qua “Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên” Nguyễn Dữ đã ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ của Ngô Tử Văn.
Đó  là nét  tính  cách  cương  trực,  lòng  nghĩa khí,  khí  phách  táo  bạo,  tự tin, không sợ gian tà, bằng sự chính nghĩa mà đem lại quyền lợi cho dân. Nguyễn Dữ khẳng định chính nghĩa thắng gian tà, thiện thắng ác. Ngô Tử Văn đại diện cho công lý đó là mong muốn của dân cũng là lý tưởng thẩm mỹ và tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Dữ.
Đứng trước tình hình xã hội phong kiến thế kỷ XVI đang đi vào rạn nứt bắt đầu suy thoái nhân dân lâm vào cảnh đói khổ, lầm than, xã hội đầy rẫy những sự bất công nên qua những nhân vật chính diện trên Nguyễn Dữ mong muốn có những ông quan thanh liêm, chính trực vì dân vì nước để đứng ra bảo vệ cuộc sống cho nhân dân và lo cho vận mệnh đất nước. Trong bước suy thoái của chế độ phong kiến, trước những thăng trầm khôn lờng của một xã hội hỗn loạn, kinh truyện Nho gia không đủ giúp Nguyễn Dữ giải đáp những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Ông tìm cách giải đáp những vấn đề đó và một phần đã tìm thấy được ở những tư tưởng của Đạo giáo, Phật giáo. Dương Thiên Tích trong “Chuyện gã trà đồng giáng sinh” chất vấn một đạo nhân: “Tôi nghe đạo trời công minh như cái cân cái gương, có thần minh để gây dấu vết, có tạo hoá để giữ công bằng gương tất soi suốt mà không riêng, lới tuy tha thướt mà không lọt. Phép thuật chí nghiêm mà chí mật, người nên không oán cũng không hờn. Cớ sao những sự khuyên răn lại thấy  lắm  điều  lộn  xộn.  Làm  sự  lợi vật,  chưa nghe  thấy  được phúc,  làm sự hại dân, chưa nghe thấy mắc nàn. Kẻ nghèo có chí cũng thành không, người có muốn gì cũng không được nấy.  Có ngời chăm học mà suốt đời không đỗ, có nhà xa hoa mà luỹ thế vẫn giàu. Ai bảo rằng trao quỳnh giả mận, thế mà vẫn trồng dưa được đậu. Đó là những sự mà tôi rất nghi ngờ không hiểu ”[1,55-56].
Đạo nhân trả lời: “Thiện ác tuy nhỏ cũng rõ rệt, báo ứng dù chậm nhưng lớn  lao. Âm công  khi  rõ  ràng  ra,  phải  đợi  quả  thiện  được  tròn  trặn,  dương phúc khi tiêu tan mất, phải chờ mầm ác đã cao dài. Có khi sắp duỗi mà tạm  co,  có  khi  muốn  đè  mà  thử  nống.  Có  hạnh  mà  nghèo,  hoặc bởi tội khiên kiếp trước bất nhân mà khá, hoặc bởi phúc thiện đời xa. Tuy rằng khó biết sâu xa, nhưng thực không sai tơ tóc. Cho nên không nên lập luận một bề mà xem trời một mặt”[1,56]. Đoạn văn đối đáp trên đây đã phản ánh một sự thực: để lý giải những vấn đề của cuộc sống trong lúc trật tự đảo điên, cương  thường  đổ  nát,  thì  nhà  văn  Nguyễn  Dữ  đã  phải  mượn  đến  những  quan niệm nghiệp duyên quả báo, hoạ phúc của Phật giáo... Chính vì vậy mà Nguyễn Dữ xây dựng những ông quan có phẩm chất đẹp đẽ như Dương Đức Công,  Dương  Thiên  Tích  là  những  ông  quan  thanh  liêm  chính  trực,  công bằng và nhân hậu trong “Chuyện gã trà đồng giáng sinh”. Dương Đức Công làm quan coi việc hình án trấn Tuyên Quang “Xét rõ mọi điều oan khuất khiến các vụ án đều được công bằng” [1,47]ưlại là một vị quan nhân từ phúc hậu nên được  mọi người gọi là Đức Công. Vì là ông quan liêm chính, công bằng, nhân nghĩa, tốt bụng nên đợc sống thêm hai kỷ nữa và được Thượng đế ban cho một ngời con trai tốt là Dương Thiên Tích. Dương Thiên Tích văn chương thông thái, sớm hôm lo học hành không hề biếng trễ, về sau trải hai mươi năm làm đến vị quan  lớn.  Ông  là  ngời  “thờ  vua  thì  trung,  giữ  mình  thì liêm, trải thờ hai triều chốn miếu đường lấy làm ỷ trọng ” [1,52]. Về sau người ta ngờ rằng ông đắc đạo thành tiên.
Như vậy qua hình tượng nho sĩ là nhân vật chính diện mang phẩm chất đẹp đẽ của những nhà nho chân chính, nhân nghĩa xử phạt công minh, vì dân vì nước; đó là mong ước của nhân dân cũng như của tác giả. Qua đó ông đã bộc lộ tâm tư, khát vọng hoài bão lớn lao về một xã hội lý tưởng và đặt ra nhiều vấn đề nhân sinh của con ngời và thời đại đó là đa lại quyền sống quyền làm ngời, thái bình cho đất nớc cho nhân dân. Và khẳng định lý tưởng “ở hiền gặp lành”, “chính nghĩa thắng gian tà”, “thiện thắng ác” là mong ước thực tại xã hội, là tiếng nói của Nguyễn Dữ cất lên thay cho khao khát của nhân dân bấy giờ.
2.                 Tư tởng chính trị xã hội của Nguyễn Dữ qua hình tượng nho sĩ là nhân vật phản diện
Bên  cạnh  hình  tượng nho sĩ hành đạo là nhân vật chính diện thì có những hình tượng kẻ sĩ quên hết mọi nhiệm vụ cao quý, mọi lời răn dạy của Thánh nhân. Đó là hình tượng nho sĩ phản diện mang tư tởng hành động ứng xử không xứng đáng với tư cách nhà nho là bộ phận tiêu cực trong tầng lớp trí thức phong kiến.
Quan Trụ quốc họ Thân trong “Chuyện nàng Tuý Tiêu” nham hiểm và thâm độc là “đồ hèn yếu mà làm đến bậc Vệ, Hoắc kêu xin chạy chọt, lúc nào ở cửa cũng rộn rập những ngời ra vào, vàng bạc châu báu trong nhà, chồng chất đầy rẫy” [1,198]. Dư Nhuận Chi là thư sinh nổi tiếng hay thơ, người vợ là Túy Tiêu vào hạng sắc nớc hương trời. Nàng theo chồng vào kinh khảo thí,  bị  quan  Trụ  quốc  bắt  đem  về.  Tuý  Tiêu  căm  uất  và  thương  nhớ chồng định tự tử, tên quan háo sắc buộc lòng phải hứa hẹn sẽ cho nàng về với chồng cũ. Nhưng khi gọi Nhuận Chi đến, y giữ Chi trong nhà mà chẳng bao giờ cho đôi bên gặp nhau. Về sau nhờ người lão bộc giúp sức,  Tuý Tiêu được giải thoát, cùng Nhuận Chi bí mật trốn đi nơi khác sống. Tên quan Trụ quốc này vừa tàn ác, trắng trợn vừa nham hiểm thâm độc, quyết chia rẽ lứa đôi tự nguyện. Vì hắn có “uy  thế  rất  lớn,  các  toà,  các  sở  đều  tránh  kẻ quyền hào, gác bút không dám xét xử ”, vì hắn “làm quan đến ngôi thợng công,  quyền  cao  lộc  hậu,  việc  khoản  đãi  khách  khứa,  mỗi  ngày  tốn  phí đến  hàng  chuông  thóc”[1,191].  Nguyễn  Dữ  đã  nhìn  thấy  sự  thật:  bọn  quan  lại trong thời ông, nhiều kẻ không hề có lý tưởng hành đạo vì dân vì nước, mà lại dùng thủ đoạn xấu xa cốt đạt danh vọng để vinh thân phì gia, điều đó thật trái với đạo lý, quay lưng với những lễ sống vốn được rèn đúc theo giáo lý Khổng Mạnh.
Ngoài ra “Chuyện đối tụng ở Long cung” đã kịch liệt tố cáo bọn quyền thần: “như nhà ngươi trớc có công lao, nên ta cho coi giữ một phương, vì dân che chở. Vậy mà ngươi dở thói dâm ngợc, như thế là trừ tai ngữ hoạn cho dân đấy ”; “Nay nhà người vốn do luân phiệt, lạm giữ phương ngung, lẽ  nên linh hiển, để tỏ đức rồng, sao đ ợc tà dâm, làm theo nết rắn ”[1,87-88], dã tâm cướp  vợ  người  của  bọn  quan  lại  quyền  thế.  Viên  quan  họ  Trịnh  đời  Trầnxuống Thuỷ cung đòi vợ bị thần Thuồng luồng cướp. Bộ mặt xấu xa của thần Thuồng luồng này gợi đến bộ mặt xấu xa của bọn quan lại gian ác dưới chế độ phong kiến. Với sự giúp đỡ của Long hầu, chuyện đối tụng ở Long cung giữa người và quỷ thần đã chứng tỏ một điều: công lý bao giờ cũng thắng. Thần Thuồng luồng dùng sức mạnh thế quan chiếm vợ người, chia rẽ hạnh  phúc  vợ  chồng  người  cuối  cùng  đã  phải  chịu  lưu  đày.  Sự  đấu  tranh quyết liệt của con người bao giờ cũng thắng.
Qua  hình  tượng  nho  sĩ,  chúng  ta  thấy  rằng  Nguyễn  Dữ  đã khéo léo bày tỏ lý tưởng của mình. Hình tượng nho sĩ có thể trực tiếp nói lên tư tưởng, quan niệm của tác giả, nhưng trước hết nó là một sự khái quát hoá nghệ thuật. Hơn nữa, khuynh hướng tư tưởng của tác phẩm không  phải chỉ thể hiện thông qua những tuyên bố của nhân vật chính mà thông qua của ngôn ngữ, hành động, tình tiết của câu chuyện trong xu hướng giải quyết những mâu thuẫn mà tác phẩm phản ánh. Những hình tượng nghệ thuật của Nguyễn Dữ cho chúng ta thấy rằng chính ông đang nghi ngờ vai trò của một bộ phận giai  cấp thống trị. Trong  “Chuyện  người  nghĩa  phụ  ở Khoái Châu” nói đến tình cảnh những bề tôi, những nho sĩ khảng khái vì: “nói thẳng mà bị người ta ghen ghét không để lại nơi khu yếu, bề ngoài vờ tiến cử đến chỗ hùng phiên, bề trong thực dồn đuổi vào nơi tử địa ”[1,21]. Bản chất xấu xa của bọn quyền thần được phản ánh trong “Truyền kỳ mạn lục” qua hình tượng nho sĩ là nhân vật phản diện như một tình trạng phổ biến thời bấy giờ. “Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên tào” thì lại qua ý kiến trao đổi giữa Tử Hư và thầy học của mình mà tóm tắt tình trạng thối nát của quan lại nói chung: “ông mỗ ở ngôi  trọng  thần  mà  tham  lam không chán, ông mỗ coi lễ mà  lễ  nhiều  nhiếu  thốn,  ông  mỗ  chăn  dân  mà  dân  bị  tai  hại,  ông  mỗ chấm văn mà lấy đỗ thiên vị, ông mỗ trị ngục mà buộc tội oan uổng; lại còn những lúc thường bàn nói thì mồm mép bẻo lẻo, đến lúc trù tính, quyết định kế lớn của quốc gia thì mờ mịt như ngồi trong đám mây mù, thậm chí không noi theo danh không xét thực, không trung với đấng quân thượng lớn thì làm việc bán nước, ...nhỏ thì làm việc dối vua...”[1,145]. Vua quan thì như thế, còn sĩ phu thì không ít kẻ cũng bị truỵ lạc, hư hỏng. Dương Trạm nói với học trò: “ngày nay những người mặc áo nhà nho, đeo dải nhà nho thì khác hẳn. Họ thường đổi họ để đi học, thay thế tên để đi thi: hễ trượt đỗ thì đổ lỗi mờ quáng cho quan chấm trờng, hơi thành danh thì hợm hĩnh tài giỏi hơn cả tiền bối, chí khí ngông ngạo tính tình tráo trở, thấy thầy nghèo thì lảng tránh, gặp bạn nghèo thì làm ngơ, không biết rằng ngày thường dắt dẫn rèn cặp phần nhiều là cái công đức của thầy bạn”[1,144-145]. Tình hình Nho học suy đồi, cương thờng đạo lý bị đảo lộn, việc học, việc thi trở thành bậc thang công danh bám đầy bùn nhơ. Kẻ sĩ chỉ chuộng hư văn, bo bo mưu lợi ích cho mình.
Tư tưởng của Nguyễn Dữ trong Truyền kỳ mạn lục trước hết thể hiện ở lý tưởng chính trị, xã hội của ông. Nguyễn Dữ phủ định triều đại mục nát đương thời để khẳng định một vương triều lý tưởng trong tương lai, lên án bọn “bá giả” để ca ngợi “đạo thuần vơng”. Cho rằng sự hưng thịnh của một triều đại không phải do mệnh trời mà do người, Nguyễn Dữ vạch rõ rằng “bỏ việc ngời  mà  đi  bàn  lẽ  trời”, thì “đến  táng  hại  cũng  không  tỉnh  ngộ” và ông nêu ra nguyên tắc đối với kẻ cầm quyền: “phàm xoay cái thế thiên hạ ở trí chứ không phải ở sức thu tấm lòng thiên hạ ở nhân chứ không phải ở sức;  thu  tấm  lòng  thiên  hạ ở nhân  chứ  không  phải  ở bạo ”[1,147]. Rằng kẻ trị dân  nếu “chỉ  lấy  quát  thét  làm  mai,  lấy  cơng  cờng  làm  đức”“đắp  nền cho cao bằng những hờn oán của dân, chứa kho cho đầy bằng những máu mỡ cuả dân” thì sẽ “bỏ mình”, “mất nớc”, “mất lòng ngời”. Ông yêu cầu kẻ làm vua phải “giương cái cung thánh nhân, tuốt lỡi gươm thiên tử, lấy  nhân  nghĩa  làm  yên  khấu,  lấy  nghĩa  làm  chèo  lái,  lấy  hào  kiệt  làm nanh  vuốt,  lấy  trung  tín  làm  giáp  trụ”,  “mở  lới  vơ  hiền,  giăng  chài  vét sĩ...”, “khiến  trong  triều  nhiều  bậc  lương  tá...”[1,145-146]. Ông đòi hỏi kẻ làm quan phải có “tiết cứng như tùng,  lòng bền tựa đá”, “đem cái tài vuốt nanh, giữ cái trách phên giậu”, “sa cơ không chịu sống mà nhục, liều mình giữ được thác là vinh”[1,237]. Lý tưởng chính trị, xã hội của Nguyễn Dữ chỉ là một chế độ phong kiến có “vua sáng tôi lành” để “ban ân trạch cho dân sinh, đa tẩt cả cuộc đời vào cõi nhân thọ”. Có điều là, tiếp thu đợc truyền thống của những nhà chính trị, những nhà văn yêu nước thời trước, lại là người quan tâm đến vận mệnh đất nước, đến đời sống nhân dân, Nguyễn Dữ thường nhấn mạnh đến cơ sở nhân nghĩa và nêu cao tác dụng của lòng dân. Trước hiện trạng của chế độ phong kiến đang suy, Nguyễn Dữ không dám hành động để thực hiện lý tưởng “an nguy trị loạn” song ông vẫn hy vọng có thể xây dựng  lại  kỷ  cương  của  chế  độ   phong  kiến.  Lý  tưởng  chính  trị,  xã  hội  của Nguyễn Dữ tất nhiên cha thoát ly ý thức hệ phong kiến, cha thể vợt ra ngoài cương thường của Nho giáo: “làm  chính  trị  không  ngoài  cương  thường để dựng nước”, “giữ thiên hạ không ở quy mô rộng lớn mà ở việc đến tế ở Khúc Phụ mở nền nương tựa cho đời sau ”[1,31]. Những tư tưởng trên đây rõ ràng là của Nho giáo. Nhưng hiện thực mà Nguyễn Dữ đồng tình hoặc phê phán trong tác phẩm thì lại có phần thích hợp ở đời sống dân tộc, với nguyện vọng của nhân dân. Tái hiện hiện thực và thể hiện mong ước đó, Nguyễn Dữ đã đưa nhân  vật  của  mình vào  những  thế  giới  khác nhau  để thoả mãn chí nguyện. Hiện thực xã hội phong kiến bắt đầu rối ren, suy yếu, cương thường đạo lý bị đảo lộn, Nguyễn Dữ đã xây dựng một xã hội lý tưởng ở cõi khác để  đền  đáp  cho  những  nho  sĩ có những phẩm chất tốt đẹp mà cuộc sống đương thời không có được. Dương Trạm trong “Chuyện Phạm Tử Hư lên  chơi  Thiên  Tào”  lúc ở trần  gian  là người  tín nghĩa được  đền đáp ở chốn Thiên tào, nơi có khung cảnh tươi đẹp lộng lẫy: “một khu có những bức tường bao quanh, có cửa lớn khảm trai lộng lẫy, hai bên có những toà lầu chậu, điện ngọc vằng vặc sáng như ban ngày, sông Ngân bến Sao, ôm ấp lấy  đằng  trước,  gió  thơm  phưng  phức,  đợm  mát  quanh  hiên  hơi  lạnh  thấu da, ánh sáng chói mắt, trông xuống cõi trần thấy mọi vật đều bé nhỏ tủn mủn. Và ở đó mọi toà lầu có cuộc sống thần tiên hạnh phúc dành cho những người đã sống tốt đẹp khi ở trần gian. Cửa  Tích  Đức  dành  cho những  vị  tiên  thuở  sống  có  lòng  yêu  thương  mọi  ngời  không  keo  bẩn, không  hợm  hĩnh.  Đó  là  những  người  có  nhân,  được  liệt  vào  hàng  thanh phẩm.  Cửa  Thuận  Hạnh  dành  cho  những  vị  tiên  thuở  sống  hiếu  thuận hoặc trong lưu ly biết bao bọc lâý nhau, hoặc đem đất cát mà san sẻ cho nhau, mấy đời ở chung không nỡ chia rẽ. Cửa Nho thần cho những danh thần  trong  thiên  hạ  cứ  cách  năm  trăm  năm  lại  cho  giáng  sinh,  cao  thì làm đến khanh tướng thấp cũng được làm sĩ phu, hiệu doãn ”[1,148-149. Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên”  và Văn Dĩ Thành trong “Chuyện tướng Dạ Xoa” lại được đền đáp nơi cõi âm. Cõi âm đợc xem là một thế giới công  bằng  nghiêm  minh:  “dưới  Xiêm  la  tuyển  người  không  khác  gì  tuyển Phật không thể đút lót mà đợc hay cầu mà nên. Giữ mình cương chính tuy hèn  mọn  cũng  được  cất  lên,  ở  nết  gian  tà  tuy  hiển  vinh  cũng  không  kể đến”[1,274]. Và trong “Chuyện đối tụng ở Long cung” ông phát biểu qua lời của Bạch  long  hầu:  “Họ  dù  càn  rỡ,  đã  có  sắc  lệnh  của  triều  đình  Long  Vương... ai dám...dấy động giáp binh để phạm vào một lỗi lầm không thể tha thứ đợc”[1,84]. Ông mong muốn duy trì và củng cố trật tự phong kiến. Mọi cái  ác  theo  ông  đều  phải  bị  trừng  trị  nghiêm  khắc,  xứng  đáng.  Mọi  cái thiện phải được đề cao bảo vệ. Nhưng cách đặt vấn đề của ông có tính ảo tưởng.  Đó  chính  là  nguyên  nhân  dẫn  đến  tính  bi  kịch  trong  kết  thúc  của nhiều truyện. Cái ác nhất định bị trừng trị nhưng bị trừng trị như thế nào là cả một vấn đề. Tên quan Trụ quốc họ Thân trong “Chuyện nàng Tuý Tiêu” cuối cùng không phải bị trừng trị vì chính tội ác mà y gây ra. Rõ ràng Nguyễn Dữ cũng có lúng túng, dè dặt trong việc giải quyết những vấn đề phức tạp của thời đại. Thời đại mà Nguyễn Dữ và cả sự nhận thức chủ quan của nhà văn chỉ cho phép ông giải quyết vấn đề đến đấy. Nhưng điều đáng lên án ở hình tượng nhân vật phản diện phản ánh thói  hư  tật xấu của tầng lớp nho sĩ trong xã hội lúc bấy giờ, khi xã hội phong kiến bắt đầu bước vào thời kỳ rối ren, suy yếu. Tư tởng xây dựng một xã hội lý tưởng của Nguyễn Dữ yêu cầu cải tạo hiện thực, duy trì củng cố chế độ phong kiến, nhưng lại đầy xao động, lúng túng thậm chí cả bế tắc nữa. Đó là một hạn chế lịch sử tuy nhiên qua hình tượng nhi sĩ hành đạo Nguyễn Dữ cũng đã nói lên được ước mơ khao khát một xã hội lý tưởng, một cuộc sống hạnh phúc của nhân dân trong đó có những ông quan thanh liêm chính trực, nghiêm minh, nhân nghĩa vì dân vì nước như Dương Đức Công, Dương Thiên Tích, Văn Dĩ Thành,  Văn Tư Lập, Ngô Tử Văn...Còn những tên quan lại xấu xa, tàn ác, bất nghĩa bất nhân,  coi  thường  kỷ  cương  đạo  lý  phải  bị  trừng  trị  như Thuồng luồng, quan Trụ quốc họ Thân…

Tài liệu tham khảo chính:
1.     Nguyễn Dữ (Trúc Khê, Ngô Văn Triện dịch) (2002), Truyền kỳ mạn lục, NXB Văn Nghệ, thành phố Hồ Chí Minh.
2.     Đinh Gia Khánh (chủ biên) (2002), Văn học Việt Nam (thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII), NXB Giáo dục, Hà Nội.
3.     Trần Ích Nguyên (2000), Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục, NXB Văn học, Hà Nội.

4.     Nguyễn Phạm Hùng, Tìm hiểu khuynh hớng sáng tác của Truyền kỳ mạn lục, Tạp chí Văn học, số 2/1987.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét