Đất Việt ta bốn nghìn năm dựng nước luôn đi kèm với quá trình giữ nước. Song hành với lịch sử dân tộc là nhứng mốc son chói lọi. Về chiến tích giữ nước của ông cha ta. Mỗi khi có ngoại xâm, cả dân tộc vùng lên với những tinh thần quyết chiến quyết thắng, ngoan cường mãnh liệt. Hào khí dân tộc đã thổi hồn mình vào những trang sử vẻ vang ấy để làm nên bao kì tích vĩ đại. Giặc Mông – Nguyên hoành hành cả nửa vòng trái đất nhưung phải cam chịu thất bại ê chề trước dân tộc ta. Nổi bật trong chiến tích lẫy lừng, hai lần đại chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên là luồng sinh khí của hào khí Đông A. Vì luồng sinh khí hào hùng ấy được thể hiện rõ nét qua tác phẩm “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão.
Nhắc đến triều đại Lý – Trần là nhắc về những chiến tích vẻ
vang hào hùng, soi rọi lịch sử đến muôn đời. Ông cha ta hai lần đại phá quân Tống
xâm lược, ba lần dập tắt âm mưu xâm lược của đại đế Mông Kha. Nổi bật hào khí
dân tộc thời kì này là hoài khí Đông A. Xét theo phép chiết tự của tiếng Hán
thì khi ghép chữ “Đông” () và bộ phụ () của chữ “A” sẽ thành chữ “Trần” (). Vậy
hào khí Đông A ấy đã nói lên một triều đại lẫy lừng. Là hào khí “sát thát” –
Hào khí thời Trần. Đó là một niềm tự hào dân tộc sâu sắc về thời đại. Trong bối
cảnh đất nước có chiến tranh, bè lũ quân cướp nước bạo tàn tràn sang lãnh thổ
ta, dày xéo non sông ta, tàn hại bá tánh ta thì những con ngừoi yêu nước phải đứng
lên gánh vác trọng trách lịch sử - trọng trách với giang sơn đất nước. Một luồng
sinh khí mứoi trong họ trỗi dậy: lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết đem tài trí
ra dẹp bạo trừ tàn, nung nấu lý tưởng anh hùng nhân cách cao cả vì giang sơn.
Và còn là một lòng tự hào dân tộc hết sức sâu sắc, mãnh liệt. Tất cả những cung
bậc cảm xúc ấy, từ lòng căm ghét đến lòng tự hào đều đã góp phần làm nên ngọn lửa xung thiên – Đông A đại hào khí.
Trước lịch sử non nước có nhiều biến động thế, vận mệnh quốc
gia dân tộc đặ tlên hàng đầu. Người trang tráng họ Phạm đã giải bày nỗi lòng
mình qua bốn câu thơ Đường luật cô đọng, súc tích mà bao la chan chứa trong bài
thơ “Thuật hoài”.
Hào khí dân tộc ta có thể thấy được đó là hào khí mạnh mẽ dữ
dội về sức mạnh thể chất của người trai tráng và quân đội đương thời:
“Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”
Sừng sững trong bức kì họa ấy là hình ảnh người tráng sĩ vệ
quốc hiên ngang lẫm liệt. Người tráng sĩ ấy hiện lên với một không gian, thời
gian vô cùng đặc biệt. Không gian vô cùng “giang sơn”, cả một giang sơn gấm vóc
bao la, rộng lớn, kì vĩ hiện lên. Dường như thu vào bức họa là một khoảng không
bất tận, là giữa sông núi hiên ngang vững chãi đời đời. Còn thời gian lại có sự
hào hợp với không gian. Đó là thời gian vô tận “kháp kỷ thu” – trải hết mùa thu
này sang mùa thu khác, dường như chỉ cảm nhận được độ dài miên man, vô thủy vô
chung của thời gian chứ chẳng thể định được là bao lâu. Giữa không gian rộng lớn,
thời gian bao la như thế, thì con người hiện hữu sẽ thường trở nên nhỏ bé, rợn
ngợp theo đặc trưng của văn học trung đại. Như cánh chim nhỏ bé bị không gian
đè nén, vùi dập trong “Chinh phụ ngâm”:
“Khói mù nghi ngút ngàn khơi
Con chim bạt gió lạc loài kêu sương”.
Nhưng ở đây hình ảnh con người lại hiện lên hết sức tráng lệ.
Giữa nền bối cảnh không gian và thời gian ấy, ta lại ấn tượng với trung tâm là
hình ảnh người tráng sĩ: “hoành sóc”. Với một tư thế cầm ngang ngọn giáo, hiên
ngang, oai phong lẫm liệt. Dường như con người trần thế ấy đã được lí tưởng
hóa, vĩnh viễn hóa và trung tâm hóa, để rồi hiện lên một vẻ đẹp vững chãi, kiên
cường lấn không gian, vượt thời gian để thành sức mạnh vĩnh cửu. Bức tranh đã dựng
nên được vẻ đẹp của sức mạnh thể chất hùng võ, anh dũng uy nghi của bậc trai
tráng anh hùng. Người nam tử mang tầm vóc kì vĩ, dũng mãnh nên quân đội cũng hiện
lên với một sức mạnh như cuồng phong vũ bão, đó chính là cái hùng khí:
“Tam quân tì hổi khí thôn ngưu”
Quân đội nhà Trần vững chắc, ba quân mạnh mẽ, sức vóc cuồng
cuộn như hổ báo, nuốt cả loài trâu. Âm hưởng rắn rỏi hùng dũng vang lên đầy khí
thế.
Hai câu thơ đầu đã cho ta cảm nhận được phần nào vẻ đẹp thể
chất hùng hổ, hiên ngang của người trai tráng cũng như quân đội nhà Trần. Dường
như người anh hùng ấy, quân đội ấy đang hiện hữu trước mắt ta. Sinh khí cả một
thời đại chợt ùa về, ta như đang sống giữa lòng hào khí mất tử ấy, đang hòa vào
bầu không khí nóng bỏng của thời đại, góp thêm lửa tự hào cùng tác giả. Hai câu
thơ vang lên cũng làm vang động thanh âm Đông A, làm nên giá trị bất diệt của lịch
sử.
Nếu hai câu trên cho ta cảm nhận một cách tinh tế vẻ đẹp sức
mạnh thể chất của con người thời Trần thì hai câu sau tác giả cho ta một cách
nhìn sâu sắc về vẻ đẹp lý tưởng cao cả và tình cảm chan hòa, lắng đọng trong
tim con người:
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”.
Đã là nam tử hán đại trượng phu đứng trong trời đất phải lẫy
lừng cùng sông núi, cống hiến hết mình cho giang sơn. Đó cũng là quan điểm tích
cực của Nho gia. Như cái chí làm trai của Nguyễn Công Trứ:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
Hay cái tử tưởng của cửa Khổng sân Trình của cụ đồ Chiểu:
“Trai thời trung hiếu làm đầu”
Cuộc đời tác giả xem công danh là một món nợ. Món nợ rất nặng
cũng như Nguyễn Công Trứ đã từng nói:
“Đạo vi tử vi thần đâu có nhẹ”
Vậy nên suốt đời tác giả cống hiến không ngừng, khi đất nước
có xâm lăng, ông đóng góp rất tích cực vào công cuộc định thiên hạ, khi thái
hòa về ông cũng tham gia vào dựng xây đất nước, mang thái bình thịnh trị cho lê
dân. Công đức cao vời của người khi mất, Vua phải cho nghỉ chầu năm ngày để tỏ
lòng thương tiếc. Cuộc đời cốn hiến vậy mà tác giả vẫn thấy chưa là gì, người
đã thẹn khi nghe người đời kể chuyện Vũ Hầu (Gia Cát tiên sinh) – một tấm gương
thiên trung sáng mãi muôn đời, là chuẩn mực chí hướng hướng của biết bao trai
tráng trong trời đất. Tuy nhiên cái thẹn đó của tác giả không làm người trở nên
nhỏ bé, thấp hèn mà ngược lại còn tôn vinh nên vẻ đẹp một nhân cách cao cả.
Không tự mãn với những gì mình đại được, cảm thấy cống hiến mình là quá ít so với
cố nhân, không hết được phận sự làm trai. Vì thế hai câu thơ thâm trầm mà sâu sắc
vô cùng, hiện lên một lý tưởng sống hết sức cao cả và một trái tim cao đẹp, vĩ
đại.
Hai câu thơ là lời tự bạch của tác giả, bao nỗi niềm ưu tư của
người dồn nén vào hai câu thơ cuối bài
này. Dòng tâm sự ấy tưởng chùng là âm hưởng nhẹ nhàng nhưng thực chất đó là những
đợt sóng lòng đêm ngày cuồn cuộn của tác giả và nó đã hòa vào lòng những cơn
sóng thời đại, góp phần tô điểm thêm một vẻ đẹp hào nhoáng của hào khí dân tộc.
Bốn câu thơ đã đạt đến trình độ súc tích cao nhưng ý nghĩa lại
bao la cao cả vô cùng. Luồng hào khí dân tộc xuyên suốt, quán xuyến và bao trùm
lên bốn câu thơ. Đó là lòng tự hào dân tộc, tự hào về sức mạnh con người cả về
thể chaát lẫn tinh thaàn, trí tuệ. Hào khí oai thiên ấy được thổi vào từ một tấm
lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc. Hào khí ấy không chỉ hào rạng ở triều đại Lý
Trần mà còn vang vọng mãi trong lịch sử nước nhà, là âm vang bất diệt của dân tộc.
Nghe lời thơ tác giả ta càng hiểu và tự hào hơn về một thời đã qua.
Hào khí thời Trần đã đi qua nhưng nó vang vọng mãi trong lịch
sử nước ta. Chúng ta những thế hệ tiếp bước theo sau cũng phải biết gìn giữ lịch
sử vẻ vang của dân tộc, biết tự hào về những mốc son chói lọi ấy. Và đặc biệt,
biết phấn đấu bồi dưỡng về thể chất, trí tuệ lẫn đạo đức, tâm hồn để trở thành
người tài hữu ích, cống hiến, dựng xây cho quê hương đất nước. Thế mới xứng
đáng với những truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, xứng đáng với người kế
thừa hào khí Đông A. Hình ảnh Phạm Ngũ Lão là hình ảnh bậc trai tráng lí tưởng
cho chúng ta học tập và noi theo.
Bốn câu thơ tỏ lòng của tác giả như ngọn lửa thiêng rực cháy
lên ngọn lửa hồng bập bùng hào khí thời đại. Tấm lòng tác giả cũng như bao tấm
lòng trai tráng sĩ phu yêu nước đương thời. Sự hòa hợp giữa cá nhân và tập thể ấy
đã làm nên sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc. Dòng hào khí ấy như cơn lốc dữ dội
sẵn sàng cuốn phăng bè lũ cướp nước làm
trong sạch non nước, đem thái bình cho thiên hạ. Đó cũng là nỗi khao khát của
người chí sĩ họ Phạm – một trái tim sâu sắc, cao cả - một anh hùng dân tộc thời
đại...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét