Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

Tại sao lần thứ hai đối diện với hạnh phúc, Thúy Kiều lại quyết định “Đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ”


Mười lăm năm lưu lạc, Thúy Kiều không có lấy  một chỗ đứng trong xã hội đương thời mặc dù nhân vật đã phải tự cắt xén mình tối đa thế nhưng vẫn không thể có được hạnh phúc bình thường của người phụ nữ Thúy Kiều đã từng gửi mình vào thân phận lẽ  mọn cho Thúc Sinh để mong có một cuộc sống yên ổn, trong sạch, lương thiện khác với lầu xanh. Tuy nhiên đến với Thúc Sinh, Kiều thực sự bị rơi vào địa ngục ở miền trần gian bởi mẹ con Hoạn Thư làm cho đày đọa, cất đầu chẳng lên buộc phải ăn trộm chuông vàng, khánh bạc để đi tu.  Tìm đến cửa từ bi những mong cửa từ bi rộng mở để chào đón một sinh linh lưu lạc, đau khổ. Thế nhưng cửa tư fbi cũng bị khuất phục bởi quyền uy phong kiến để rồi cuối cùng cũng khép lại sau lưng Thúy Kiều. Quyết định đúng đắn nhất  của Thúy Kiều đó chính là quyết định trao thân cho Từ Hải khiến cho Thúy Kiều có thể đạt tới đỉnh cao vinh quang trong cuộc đời mình. Tuy nhiên  hành động khuyên Từ Hải ra hàng triều đình là một sai lầm rất nghiêm trọgn dẫn đến bi kịch đau đớn nhất cuộc đời của Kiều. Xã hội phong kiến cũng không thể dung nổi một nhân cách nổi loạn như là Từ Hải. Từ Hải phải chết, đó là tất yếu. Từ HẢi chết, Thúy Kiều cũng không thể tồn tại.

Đoạn tái hợp hé mở một khả năng cho Thúy Kiều được hưởng hạnh phúc. Đây là lần thứ  hai Thúy Kiều đối diện với hạnh phúc của mình và Thúy Kiều trở về trong những điều kiện hết sức thuận lợi  có thể thực hiện được hạnh phúc phục sinh của mình. Kiều gặp lại Kim trọng và một lần nữa Kim Trọng lại cầu hôn nàng  cho nên ta nói đây là lần thứ hai Thúy Kiều đối diện với hạnh phúc của mình:
-       Nàng vẫn còn trẻ sau 15 năm lưu lạc. Ngày Thúy Kiều đi nàng mới 15 tuổi:
“Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”
sau thời gian lưu lạc Kiều trở về với tuổi 30 – đây vẫn là lứa tuổi đẹp nhất trong cuộc đời người phụ nữ. Thúy Kiều vẫn còn trẻ đẹp và tràn đầy sức sống mặc dù:

“ Bấy chầy dãi nguyệt dầu hoa,
Mười phần xuân có gầy ba bốn phần.”
Vương bà đã nhận xét như thế khi thấy con gái.
-       Vợ cả của Kim Trọng là Thúy Vân: Thúy Vân đã chứng kiến từ đầu đến cuối mối tình Kim – Kiều, cũng là người chứngkiến từ đầu đến cuối sự hi sinh vô giá của Thúy Kiều  cho hạnh phúc chug của gia đình, bán mình chuộc cha. Cho nên hơn ai hết Thúy Vân rất hiểu Thúy Kiều, tình cảm của Thúy Kiều. Và đây cũng là người đầu tiên đưa ra đề nghị Kim – Kiều tái hợp.
-       Kim Trọng là  một người tình rất lí tưởng trước sau vẫn hướng về Thúy Kiều mặc  dù sống bên cạnh Thúy Vân. Khi gặp lại Thúy Kiều, bất chấp tất cả, không hề quan tâm đến quá khứ của Thúy Kiều mà chỉ một mực tìm mọi lí do để chiêu tuyết cho Thúy Kiều:

“Xưa nay trong đạo đàn bà,
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường,
Có khi biến có khi thường,
Có quyền nào phải một đường chấp kinh .
Như nàng lấy hiếu làm trinh,
. Bụi nào cho đục được mình ấy vay ?”
Không hề có một chút lăn tăn về quá khứ  mà TKiều đã từng trải qua, một quá khứ không ra gì. Và một lần nữa Kim Trọng lại cầu hôn Thúy Kiều
Tuy nhiên Thúy Kiều lại quyết định “đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ”, đem tình vợ chồng đổi ra tình bạn. Tại sao?
Nguyên nhân sâu xa là ở hoàn cảnh bi kịch. TKiều xuất thân con gái nhà lương thiện, có phẩm chất trong trắng:
“Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Trước lời cầu hôn của Kim Trọng, Thúy Kiều đã nói:
“Dù khi lá thắm chỉ hồng,
'Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.
'Nặng lòng xót liễu vì hoa,
'Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa!
Ngây thơ, rất trong sáng. Thế nhưng vì gia đình xảy ra tai biến buộc phải bán mình chuộc cha, rơi vào hoàn cảnh đối lập với bản chất vốn có của Thúy Kiều. Đó chính là hoàn cảnh “đưa người cửa trước, rước người cửa sau” , “sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh”, rơi vào vũng bùn nhơ  nhớp nhất của xã hội hoàn toàn trái hợp với bản chất trong trắng vốn có và những ước mơ của Thúy Kiều.
          Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp lại là tâm trạng bi kịch được nảy sinh trên cơ sở của hoàn cảnh bi kịch.  Đó chính là quan niệm về chữ trinh thể xác. Rơi vào lầu xanh, trở thành kĩ nữ, Kiều đâu còn trinh tiết. Nàng bị biến thành một món hàng, một thứ đồ chơi diêm dúa  mặc sức cho khách làng chơi dày vò:
“"Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa."
"Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chương bấy thân!"

Cho nên Thúy Kiều rất đau khổ vì điều đó. Nàng là nạn nhân của một quan niệm đạo đức phong kiến, quan niệm về chữ trinh thể xác. Trở về sau 15 năm lưu lạc gặp lại  Kim Trọng, trong con người Thúy Kiều nảy sinh một mâu thuẫn: một bên TK tự cho mình là một con người trong trắng, một con người trinh tiết, với bên kia lại tự lên án mình là còn người nhơ bẩn. Với tất cả những gì mà Kiều đã làm, nhằm bảo vệ phẩm chất trong sáng của mình, như ta đã chứung minh, gặp lại KTrọng nàng có quyền nói với Kim Trọng rằng:

“ Chữ trinh còn một chút này,
Chẳng cầm cho vững, lại giầy cho tan !

Cho nên như ta đã chứng minh, TKiều vẫn là người phụ nữ trong trắng. Quan niệm của nhân dân là thế và Kim Trọng giải thích  điều đó rất hợp tình, rất hợp lí:

“ Xưa nay trong đạo đàn bà,
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường,
Có khi biến có khi thường,
Có quyền nào phải một đường chấp kinh .”
Đạo đức phong kiến quy định người phụ nữ phải chính chuyên một chồng bất chấp hoàn cảnh, không chấp nhận các biến động. Thế nhưng Nguyễn Du thông qua phát ngôn Kim Trọng đã biện minh :  có khi biến có khi thường. trường hợp người phụ nữ muốn giữ mình cũng không thể giữ được. Chu Mạnh Trinh đã nói: Sợi tơ mành theo gió đưa đi – cánh hoa rụng chọn gì đất sạch, Không thể đổ lỗi cho học đc, lỗicủa xã hộ. cho nên có khi biến thì cũng có khi thường. Chính Khổng Tử cũng nghĩ như thế: “Thị kì sở dĩ, quan kì sở do, sát kì sở an” chứu ko cực đoan như Tống Nho: chết đói là chuyện nhỏ, thất tiết là chuyện lớn. Do đó trước sau gì Thúy Kiều cũng giữ lấy cái phẩm chất vốn có của mình – đó vẫn là một người phụ nữ trong trắng và có quyền ngẩn cao đầu nói với Kim Trọng như thế. Thế nhưng muốn hay không muốn Thúy Kiều cũng không thể quên được những gì mình đã trải qua trong suốt 15 năm lưu lạc đặc biệt là 2 lần vào lầu xanh. Điều đó không chỉ để lại dấu ấn sâu đậm trong tiềm thức của Thúy Kiều mà thậm chí còn để lại dấu ấn cả trên thể xác.:

Thiếp từ ngộ biến đến giờ
Ong hoa bướm lại đã thừa xấu xa

Bầy chầy gió táp mưa sa
Mấy trăng cũng khuyết mấy hoa cũng tàn

Chính vì vậy cho nên nếu TK với KT vẫn cố tình đến với nhau thì:


Khéo là giở nhuốc bày trò,
Còn tình đâu nữa là thù đấy thôi !
Người yêu ta xấu với người,
Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau !”

Không còn người yêu nữa mà là kẻ thù của nhau.  Vì sao? Điều này khiến Thúy Kiều không chấp nhận lấy Kim Trọng mặc dù đó là khát vọng của nàng.Là bởi, dù muốn hay không khi tình yêu đang cháy, chuyện lớn thành chuyệnnhỏ, chuyện nhỏ thành không có – dễ thông cảm – thế nhưng cần phải tạo khoảng cách vì cái gì chưa đạt được bao giờ cũng trở thành khát vọng thiêng liêng, cao cả nhưng đạt được rồi là vô nghĩa. Cho nên đã là vợ chồng, chung sống với nhau trong cả cuộc đời không phải bao giờ cơm cũng lành,c anh cũng ngọt, cũng có lúc sóng gió nổi lên. Mà lúc sóng giớ nổi lên chính là lúc những dấu ấn không tốt đẹp của một thời để lại  thường là nguyên cớ để các anh thượng cẳng chân, hạ cẳng tay. Chưa nói đến trongđời sống bình thường, khi nhìn những dấu ấn trên thân thể vợ cả quá khứ lại sống dậy. Và chính điều đó nó sẽ làm ức chế tình cảm vợ chồng, chưa nói đó là nguyên cơ cho vợ chồng cãi nhau, thượng chân hạ tay với nhau:

“Còn tình đâu nữa mà thù đấy thôi”

Đó không phải là yêu.

 Chính vì lẽ đó, Thúy Kiều chỉ chấp nhận làm bạn, không chấp nhận làm vợ, không phải là sở hữu của Chàng Kim. Chàng Kim cũng không phải sở hữu Thúy Kiều buộc phảitôn trọng lẫn nhau. Và mối tình mà Thúy Kiều đã dày công vun đắp của một thời sẽ đẹp và sống mãi với thời gian – Mối tình lí tưởng. Khi đó Thúy Kiều cũng rơi vài bi kịch không kém phần đau đớn: bi kịch của một người phụ nữ có khả năng làm vợ, làm mẹ tuyệt vời nhưng lại không chồng và không con. Xuân Diệu gọi đây là “bản cáo trạng cuối cùng trong truyện Kiều”

Nguyễn Hùng Vĩ
          

0 nhận xét:

Đăng nhận xét