Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

CÕI TRẦN THẾ VÀ CÕI VĨNH HẰNG TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ (Nguyễn Thị Thuỳ Dung – Lớp Sư phạm Ngữ văn K37, ĐHQN)


Hàn Mặc Tử (1912-1940) không phải là hiện tượng xa lạ đối với giới nghiên cứu và những người say mê văn chương. Cho đến nay sau bao nhiêu sóng gió, những di sản của ông đã được thựa nhận và tôn vinh. Tuy có tài năng và nhiệt huyết cống hiến song cuộc đời ông lại gặp nhiều bất hạnh sự nghiệp không thành, thân mang trọng bệnh và tình yêu cũng dang dở. Cũng chính cuộc đời đau thương ấy đã làm nên “Một hồn thơ tân kì làm bằng máu, bằng lệ, bằng hồn với tất cả say sưa rung động của một người hoàn toàn đau khổ”. Và cũng chính thế giới quan nhuốm màu đau thương ấy đã xây dựng nên một hình tượng thế giới độc lạ với hai cõi tách biệt: cõi trần thế và cõi vĩnh hằng trong thơ Hàn Mặc Tử nói chung và trong tập Đau thương nói riêng, bởi : “Cái nhìn thế giới của con người ca nhân được phản ánh trọn vẹn trog Thơ mới. Khác với tiểu thuyết , thơ trữ tình là bộc bạch trực tiếp của chủ thể sáng tạo, của cái tôi. ”[2;21]




1.      Hình tượng thế giới trong thơ Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử đã đem đến cho người ta một cách mới để cảm nhận về thế giới. Từ địa hạt đường thi cổ điển, sẵn có những rung động lãng mạn của ái tôi trữ tình khao khát yêu đương, Hàn Mặc Tử bước tới chân trời Thơ mới, hòa nhập với điệu cảm xúc mới của cả một thế hệ thi sĩ đang đắm say với “trời tình”, “bể ái” như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận … Những khát vọng tình yêu là nên biết bao rung đng xao xuyến[1;309-310], và những vập ngã thất bại trong tình trường làm nên biết bao đau đớn tái tê cùng với những bất hạnh khổ ải của bệnh tật dày vò đã làm nên bết bao dằn vặt tuột cùng ….Trong hoàn cảnh ấy nhà thơ Hàn Mặc tử đã trải lòng mình vào không gian nào và cách nhìn nhận thế giới lung linh huyền hảo với hai cõi đó là: thế giới trần gian và thế giới thượng giới thanh tịnh của lòng.
Trước tiên với những rung động đầu tiên với ái tình tác giả cũng như bao nhà thơ khác đã tìm đến với thế giới trần thế mô tip không gian quen thuộc : Vườn thơ – vườn tình. Đó là không gian của điểm hẹn ái tình.  Đó là một khu vườn lớn với đủ màu sắc và âm thanh và Hàn Mặc Tử là một khách văn chương đi giữa nguồn trong trẻo. Ta tìm thấy khu vườn với những cây trái, bến ngự, dòng sông tràn ngập ánh nắng nắng  rạng người , Nắng tươi, rồi nắng chang chang  trong tập Gái quê . Bước sang tập Đau thương vườn trần thường xuất hiện hianhf ảnh khóm cây: tơ liễu, hàng thông, dưới trúc, sen ngào, lá đổ...và những khu vườn tuyệt mĩ nơi thôn vĩ “ vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền” (Đây thôn Vỹ Dạ). Đến những khu vườn lộng lẫy rực rỡ như chốn bồng lai tiên cảnh trong Duyên kỳ ngộ Quần tiên bộivườn chói lọi thì tình yêu phải ngợp ”,  “Vườn tiên sáng láng như vườn người thương ”(Chơi trăng).
Từ những khu vườn tuyệt đẹp là điểm hẹn tình ái ấy tác giả đã đi đến những bến bờ yêu thương- nơi vườn trần nhường chỗ cho khu vườn của xuất thế gian huyền ảo và lung linh. Nhà thơ những mong cập bến đò tình ái nhưng đáng tiếc con thuyền đậu bến trăng ấy không “ chờ trăng về kịp tối nay “ để cuộc tình của nhà thờ lần lượt tan vỡ. Số mệnh nghệt ngã đẩy Hàn Mặc Tử vào vòng tay tử thần với căn bệnh phong qoái ác cùng với những nỗi đau tan vỡ mộng tình nhà thơ đã tìm đến với thế giới tâm linh với những không gian bủa vây, rướm máu trong thời gian truy đuổi của cái chết cận kề . Vì bệnh tật mà nhà thơ phải về sống cách li với bạn bè gia đình và thế giới bên ngoài khiến cho nhà thơ cảm giác tù túng bức bí như bị bủa vây trong giếng sâu: “ Tôi đang còn đây hay ở đâu / Ai đem tôi bỏ xuống trời sâu ” (Những giọt lệ). Cảm giác bức bí cùng với tâm trạng bị bơ rơi cô đơn cùng cực khiến tác giả cảm nhận không gian ghê sợ giam hãm đến ám ảnh: “Đây là thế giới đìu hiu chân trời xám xịt / Nơi mà khiếp sợ cùng báng bổ cùng bơi giữa đêm đêm ”( Baudelaire _ Từ vực thẳm anh kêu lên). Giữa không gian ấy tất cả nỗi lòng đau đớn như tan thành máu phùn trào khắp không gian. Và thời gian cũng như hối hả vì nhà thơ đang tiếc nuối đang níu kéo sự sống và khát vọng sống để được trải lòng, được sáng tác, được yêu thương “Anh chỉ ngó say em trong chốc lát / Thôi chào em , giờ đi không trở lại …./Anh  sắp đi và hai hàng lệ ứa/ Thôi thôi em mộng tàn theo lệ châu ”(Duyên kì ngộ).
Thế giới trong thơ Hàn Mặc Tử tràn ngập ánh trăng. Trăng như người bạn tam tình, như một người tình lả lơi và như một thế giới ma quái của cõi vĩnh hằng đầy mê hoặc. nhà thơ thường thả mình trong thế giới của trăng với những “cung quế ”, động “huyền không” “xứ say mơ” với “cõi hư linh” và “tiếng nhạc nghê thường”… Đó chính là cái thế giới riêng – thế giới vượt thoát của Hàn Mặc Tử đã xây dựng lên để thoát khỏi sự tù túng của thế giới hiện tại  “Anh điên anh nói như người dại/ Van lạy không gian xóa những ngày ”(Lưu luyến ). Tác giả phiêu diêu nơi miền không gian ấy như một linh hồn phiêu dạt: “Rồi thảng thốt bay tìm muôn khí tử / Mà muôn sao xa cách cõi hoang sơ ” (Hồn lìa khỏi xác). Cuối cùng tác giả muốn tìm đến với thế giới vĩnh hằng, thế giới ấy được vẽ lên bằng tiên nghiệm siêu hình  mà các tôn giáo đã gợi ý: “Ta sống mãi với trăng sao gấm vóc / Trong nắng thơm trong  tiếng nhạc thần bay ” (Trường thọ)
Như vậy ta thấy hình tượng thế giới trong thơ Hàn Mạc Tử chính là thế giới của tâm lí, nó được xây đựng nên từ quan niệm và cảm nhận thế giới, nó thể hiện tư tưởng thẩm mĩ, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Tất cả đã tạo nên một nhìn tượng thế giới đc lạ đầy màu sắc, đa dạng và mang màu sắc tâm linh với những cõi vượt thoát và thời gian giục giã. Có lẽ xây dụng nên hình tượng thế giới ấy cũng chính là cách tác giả bày tỏ nỗi niềm. Khát vọng mãnh liệt với cuộc sống, muốn trường tồn với vũ trụ của một tuy duy thơ độc đáo nhuốm màu siêu thực và tôn giáo duy tâm siêu hình.
        2. Hình tượng thế giới trong tập Đau thương
Nhà thơ viết tập đau thương trong hoàn cảnh phát hiện căn bệnh phong – một căn bệnh đồng nghĩa với cái chết, vì thời ấy đó là bệnh nan y, vô phương cứu chữa. Trong hoàn cảnh bệnh tật bị cách li ấy nhà thơ lại bị dày vò tinh thần bởi nhớ thương và đau khổ vì tan vỡ mộng tình. Có lẽ bắt nguồn từ những điều ấy đã làm cho thế giới trong tập Đau thương tràn ngập những hình ảnh của thế giới mộng ảo đau thương kì dị. Qua đó cũng bộc lộ cái cô đơn cùng nỗi đau tuyệt vọng của nhà thơ khiến càng đi sâu vào người đọc càng như bị lạc vào thế giới của trăng, sương, khói, máu, hồn và “ càng đi sâu càng ớn lạnh” choáng ngợp với thế giới đẹp và đầy huyền bí đầy những mảng đối lập giữa sáng và tối, u buồn và tưới tắn.
Thứ nhất là thế giới u buồn- thế giới trần gian. Nhà thơ lúc bấy giờ bị bó buộc bởi canh bệnh với không gian của hiện tại nơi bệnh viện phong cái nơi trời sâu, giếng thẳm ấy khiến tác giả cảm giác như đang chìm trong thế giới của những bủa vây, rướm máu và phải chạy đua với thời gian, phải chịu đựng cái cô đơn tột cùng: Ôi chao ghê quá trong tư tưởng/ Một bóng cô liêu cũ vạn đời” (Cô liêu). Tác giả cảm thấy côn đơn vô cùng trong cái không gian nhỏ hẹp , bị cách li với thế giới bên ngoài ấy. Nên luôn thấy bị bó ép, và ám ảnh : “Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi?/ Bao giờ tôi hết được yêu-vì,/ Bao giờ mặt nhật tan thành máu/ Và khối lòng tôi cứng tợ si? ” (Những giọt lệ). Chính sự bức bí đó khiến tác giả muôn kêu lên cho thỏa nỗi lòng , cho nỗi sợ, nỗi cô độc tan thành máu nhộm đỏ cả không gian: Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút;/ Mỗi lời thơ đều dính não cân ta. / Bao nét chữ quay cuồng như máu vọt, / Như mê man chết điếng cả làn da.” (Rướm máu). Cả thế giới như rướm máu linh hồn Hàn Mặc Tử. Những hình ảnh rùng rợn vũng máu đà, vũng trăng, vũng hồn, vũng cô liêu ...hiện ra ngày một nhiều như  nhúng đầy máu đào, máu của những nỗi quàn quại đau thương. Trong không khí nhuốm màu máu tan tóc và vây hãm ấy dường như càng làm cho con người ta cảm giác sợ hãi, sợ cô đơn sợ cái chết nên thời gian dường như được đảy nhanh: “Tiếng gà gáy rụng trăng đầu hạ/ Tôi hoảng hồn lên giận sững sờ ” (Một miệng trăng).
Thứ hai đó là thế giới tươi sáng- thế giới thượng giới của cõi tịch huyền, với những hình ảnh tràn ngập ánh sáng, màu sắc của Mùa xuân chín:Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng/ Sột soạt gió trêu tà áo biếc/ Trên giàn thiên lí bóng xuân sang”. Dường như thi nhân đang gồng mình lên chống chọi lại với cái đau đớn hiện tại để lưu giữ nhuwg hình ảnh tươi tắn xinh đẹp của thên nhiên trong quá khứ. Đó là thế giới của những vùng đất mơ khiến nhà thơ say sưa: “Trời thơ trong cảnh thực huyền mơ” (Đà Lạt trăng mờ), là những điệu nhặc say tình của những con người đang yêu: “Vui thay cảnh sáng trăng/ Ái tình bắt đầu căng / Hoa thơm thì nín lặng/ Hương thơm thì bay lay/ Em tôi thì hổn hển/ Áo xiêm lấm tấm vàng” (Say trăng). Đó là không gian điểm hẹn ái tình đẹp nhưng mờ ảo không rõ được chân tình trong Đây thôn Vỹ Dạ:Ở đây sương khói mờ nhân ảnh / Ai biết tình ai có đậm đà ”. Nhà thơ từ bến sông trăng trên còn thuyền tình ái mà không rõ có cập được bến tình hay không: “ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó / Có chở trăng về kịp tối nay ”. Thế giới ánh sáng với hương thơm tinh khiết này về sau được Hàn Mặc Tử nâng lên thành đức tin sáng láng trong Xuân như ý, Cẩm châu duyên, Thượng Thanh khí , Quần tiên hội...Không chỉ hướng tới thế giới của ánh sáng hương thơm, thi sĩ còn tìm đến với thế giới của những giấc mơ để thực hiện ước mơ bất tử của cuộc đời. Một thế giới mà Hồn lìa khỏi xác tìm đến miền Sáng láng nới mà con người không chịu sự ràng buộc của sinh- lão- bệnh- tử: “Sáng vô cùng, sáng láng cả mọi niềm,/ Không u ám như cõi lòng ma quỷ./ Vì có đấng hằng Sống, hằng Ngự trị,/ Nhạc thiêng liêng dồn trổi khắp hư linh” (Ngoài vũ trụ) . Tác giả thấy thời gian trôi nhanh như truy đuổi bởi tác giải khao khát sống , khao khát sáng tạo và yêu thương mà sự sống lại đang héo hon đần vì bệnh tật. Có lẽ vì thế mà trong tập Đau thương ta tìm thấy hình ảnh của thế giới vượt thoát , thế giới của cõi vĩnh hằng rất đậm đặc . Tác giả “là khách bơ vơ”, “lang thang tìm đến chốn lầu trăng”, rồi “Thơm tho bay cho đến cõi thiên đàng ” và  “vỗ cánh bay chín tầng trời”, ... Tác giả muốn tìm đến với thế giới vĩnh hằng cho dù chỉ là mộng ảo. Đây là khát vọng mãnh liệt của nhà thơ như một cách bày tỏ khao khát sống trường tồn với thời gian và vũ trụ. Và dù phải chết thì cũng là tìm về với cõi vĩnh hằng với những giá trị bất diệt : “Xác ta sẽ hút bao nguồn trăng loạn,/ Ngấm vào trong cơ thể những hoa hương,/ Và sẽ thở ra toàn hơi thở sáng,/ Để trên cao, hồn khỏi lộn màu sương”(Hồn lìa khỏi xác). Để thoát xác hòa nhập với vũ trụ: “Ta bay lên! Ta bay lên!/ Gió tiển đưa ta tới nguyệt thiềm”(Lên chơi trăng ). Xây dựng một thế giới tươi sáng trong thơ chính là cách Hàn Mặc Tử chống lại qui luật của thời gian, vượt khỏi sự tù túng đau thương của không gian hiện tại để bay lên cõi vĩnh hằng sống bất tử và hạnh phúc .
Như vậy thế giới nghệ thuật trong tập Đau thương của  Hàn Mặc Tử là một thế giới hòa quyện giữa cái thực và cái mộng, một không gian siêu thực với những hình ảnh , âm thanh khác lạ. Tác giả khi thì ở trần gian đau khổ khi bay đến vùng cực lạc của xuất thế gian để tìm đến sự thanh tịnh, giải thoát cho cõi lòng. Không gian của trăng và cái huyền ảo của sương khói cũng với những ảo ảnh của tâm lí trào dâng trong không gian rướm máu và đầy đay thương tù túng. càng đi sâu vào lại càng khiến ta choáng ngợp không biết đâu là tỉnh là say, cái cảm giác mờ ảo thoát tực lại càng khiến ta ớn lạnh, ghê rợn. Hàn mặc tử đã đem đến một hình tượng thế giới mới mẻ , với vẻ đẹp của u buồn, rợn ngợp được tạo ra bởi chính cảm xúc và trải nghiệm của ông.
3.      Kết luận
Như vậy Hàn Mặc Tử là một nhà thơ tài năng với tư duy thơ độc đáo mới mẻ và đầy bí ẩn. Với sự nhạy cảm tinh tế và khản năng ngôn ngữ tuyệt vời nhà thơ đã chuyển tải thế giới tâm lí của mình thành hình tượng thế giới trong thơ với hai cõi: thế giới trần thế và thế giới thượng giới. Qua đó đưa người đọc đến gàn hơn với những rung cảm những nỗi đau mà tác giả đã trải ở cõi trần thế cùng với khát vọng vượt thoát đến cõi vĩnh hằng để sống, yêu thương và cống hiến.


Tài liệu tham khảo
1.      Nguyễn toàn thắng, Hàn Mặc Tử và nhóm thơ Bình Định, Nxb giáo dục Hà Nội (2007)

2.      Đỗ Lai Thúy, Con mặt thơ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội (2000)


* Nguồn: Dự thảo Kỷ yếu Hội nghị NCKH Ngữ văn năm 2017, Khoa Ngữ văn, trường Đại học Quy Nhơn
Bình Định, tháng 5 năm 2017

0 nhận xét:

Đăng nhận xét